1500 Câu hỏi Nghành Điện | 10 – 2 Tiếp đất và tiếp “không”

10 – 2 – 1
Hỏi: Tại sao thiết bị điệnđiện áp thấp áp dụng tiếp “không” bảo vệ an toàn hơn là tiếp đất bảo vệ?
Đáp: áp dụng tiếp đất bảo vệ, nếu điện trở tiếp đất ro = 4 và rtx = 4 điện áp nguồn U = 220V, khi tiếp đất Itx = = 27.5 A. Dòng điện sự cố này chỉ có thể làm cháy dây cầu chì dung lượng nhỏ. Nếu dung lượng dây cầu chì hơi lớn, không thể làm cháy, trên thiết bị có thể có điện áp:
Utx = U = 110 V.
Điện áp này rất không an toàn. Nếu dùng tiếp “không” thì khi tiếp đất:
Itx =

10 – 2 – 2
Hỏi: Thế nào gọi là tiếp đất làm việc, tiếp đất bảo vệ, tiếp đất trùng hợp, tiếp “không”?
Đáp: Trong tình hình bình thường hoặc có sự cố, để bảo đảm thiết bị điện vận hành tin cậy, thì phải tiếp đất một điểm nào đó trên mạng điện gọi là tiếp đất làm việc. Như tiếp đất điểm trung tính của cuộn dây máy biến thế, tiếp đất của bộ tránh lôi.
Khi bình thường, tiếp đất bộ phận kết cấu kim loại của thiết bị điện cách điện với bộ phận mang điện, thì gọi là tiếp đất bảo vệ. Như tiếp đất bộ phận kết cấu kim loại của khóa dầu, tiếp đất của vỏ máy điện.
Trong hệ thống 380/220 V, ngoài tiếp đất điểm trung tính của cuộn dây biến thế, cuộn dây máy phát điện ra, còn tiếp đất vài điểm của đường trung tính gọi là tiếp đất trùng lặp. Như tiếp đất đường trung tính điểm cuối đường dây mắc trên không thấp áp…
Trong hệ thống 380/ 220V mà điểm trung tính trực tiếp tiếp đất, đem bộ phận kết cấu kim loại của thiết bị điện có cách điện với bộ phận mang điện, đấu với dây trung tính, gọi là tiếp “không”. Như đấu vỏ máy điện với dây trung tính.

10 – 2 – 3
Hỏi: Hệ thống 380/220 V mà điểm trung tính không tiếp đất, liệu có thể áp dụng hình thức bảo vệ bằng điểm tiếp “không” an toàn?

Đáp: Hệ thống 380/220V mà điểm trung tính không tiếp đất, thì không được phép áp dụng hình thức bảo vệ tiếp “không” an toàn (hình 10 – 2 – 3 (a)). Bởi vì, trong tình hình sự cố một pha tiếp đất, điện thế của 2 pha khác đối với đất sẽ tăng cao thành điện áp dây, điện thế đối với đất của dây không và vỏ thiết bị tiếp “không” an toàn thành điện áp pha, điều đó vô cùng nguy hiểm. Vì thế hệ thống 380/220 V mà điểm trung tính không tiếp đất chỉ cho phép áp dụng hình thức bảo vệ tiếp đất an toàn (hình b).

10 – 2 – 4
Hỏi : Vỏ dụng cụ đèn bằng kim loại áp dụng bảo vệ tiếp ” không ” có 2 cách
đấu dây như thể hiện ở hình 10 – 2 – 4 (a), (b). Phương pháp đấu dây nào đúng?
Đáp: Phương pháp đấu dây tiếp “không” bảo vệ vỏ dụng cụ đèn bằng kim loại ở hình (b) là không đúng. Vì dây tiếp đất từ chỗ đinh vít cố định dây “không” của đui đèn dẫn ra lại tiếp với vỏ, lúc này dây không của đui đèn nói chung tương đối nhỏ dễ bị đứt, ngoài ra dây tiếp đất từ chỗ đinh vít dẫn ra dễ bị tuột, dẫn tới đứt dây tiếp đất. Cho nên phải áp dụng phương pháp đấu dây ở hình (a), tức dây tiếp đất của vỏ dụng cụ đèn phải từ dây trực tiếp với vỏ kim loại.

10 – 2 – 5
Hỏi: Trong phân xưởng, lắp đặt mạch điện hệ 4 dây 3 pha có các thiết bị máy cái đèn điện, lò điện 1 pha. Để an toàn đem tất cả vỏ máy và thiết bị điện tiếp “không”. Khi sờ tay vào vỏ máy cái và thiết bị điện, đều có cảm giác tê tay mức độ khác nhau. Tháo bỏ dây tiếp không thì không còn cảm giác tê tay nữa, đó là do đâu? Dây tiếp đất phải đấu như thế nào mới đúng?
Đáp: Trong phân xưởng này có phụ tải không cân bằng 3 pha. Vì thế trên dây “không” có dòng điện chạy qua sinh ra sụt áp. Chỗ tiếp đất điểm trung tính máy biến áp là điện thế 0, theo tăng lên của khoảng cách 1, điện thế  tăng lên như thể hiện ở hình 10 – 2 – 5 (a). Vỏ của thiết bị đấu trên dây “không” này, điện thế của vỏ đối với đất cũng sẽ tăng cao, cơ thể người chạm phải sẽ cảm giác tê. Dây “không” càng gần chỗ tiếp đất của điểm trung tính biến thế, do điện thế đối với đất thấp, cho nên cảm giác tê ít, càng gần chỗ phụ tải một pha như lò điện một pha thì điện thế của dây “không” đối với đất cao, vì thế cảm thấy tê nhiều.
Trong tình hình phụ tải không cân bằng, vỏ của thiết bị không được đấu trên dây “không” của hệ 4 dây 3 pha, mà phải đấu riêng 1 dây “không” từ điểm trung tính tiếp đất của biến thế đến phân xưởng đem vỏ của thiết bị đấu vào dây “không” đặt riêng này, như thể hiện ở hình (b). Như vậy cơ thể người chạm phải sẽ không bị điện giật. Đương nhiên điện trở tiếp đất của điểm trung tính biến thế phải đạt yêu cầu.

10 – 2 – 6
Hỏi: Tại sao vỏ kim loại của một số thiết bị điện áp thấp (dưới 36V) vẫn phải tiếp đất?
Đáp: Điện áp thấp dưới 36V là do điện áp 220V hoặc 380V qua biến áp hạ xuống mà có. Trong tình hình thường xuyên di chuyển biến thế hoặc môi trường làm việc kém (nhiệt độ cao, ẩm ướt, chấn động…) thường xảy ra do hỏng cách điện dẫn tới cao áp bên sơ cấp biến thế xâm nhập vào bên thứ cấp, nếu vỏ thiết bị không tiếp đất vẫn sẽ uy hiếp sự an toàn của công nhân.

10 – 2 – 7
Hỏi: Nhóm cuộn dây thứ cấp của biến áp chiếu sáng trong mạch điện máy công cụ tại sao nhất thiết phải tiếp đất?
Đáp: Nếu nhóm cuộn dây thứ cấp của biến áp chiếu sáng không tiếp đất thì khi hỏng cách điện cuộn dây, cuộn dây cao áp, thấp áp có khả năng ngắn mạch thông nhau, khi chạm phải mạch thứ cấp sẽ bị điện giật. Khi cuộn dây thứ cấp của biến thế chiếu sáng tiếp đất, nếu xảy ra ngắn mạch, khiến cuộn dây cao áp, thấp áp thông nhau, dây cầu chì bảo vệ của biến thế chiếu sáng sẽ đứt, tránh được sự cố.

10 – 2 – 8
Hỏi: Tại sao khi sử dụng máy khoan điện áp 380V hoặc 220V phải dùng biến thế khoan điện 2 cuộn dây 1:1 (380/380V hoặc 220V/220V), lại qui định bên thứ cấp của biến áp không được tiếp đất?
Đáp: Lợi dụng biến thế khoan điện 2 cuộn dây 1:1 là tách mạch nguồn điện thứ cấp ra khỏi sơ cấp, lại qui định thứ cấp không được tiếp đất là nhằm để công nhân làm việc khi nhỡ tiếp xúc với 1 pha bất kỳ nào của thứ cấp hoặc vỏ khoan điện có 1 pha chạm vỏ thì đối với đất đều không tạo mạch kín, không gây nên nguy hiểm điện giật, từ đó bảo đảm an toàn cho nhân viên làm việc sử dụng khoan điện.

10 – 2 – 9
Hỏi: Cực tiếp đất của phích cắm 3 lỗ 1 pha và phích cắm 4 lỗ 3 pha tại sao phải to và dài hơn cực làm việc?
Đáp: Nguyên nhân là:
(1) Làm cho cực tiếp đất của phích cắm không bị cắm nhầm vào trong lỗ có điện của ổ cắm, chỉ có thể ở vị trí đúng mới có thể cắm được vào.
(2) Làm cho khi phích cắm cắm vào, trước tiên cực tiếp đất tương đối dài sẽ tiếp với dây đất, sau đó thiết bị dùng điện mới thông điện, khi rút phích cắm ra, trước tiên ngắt nguồn điện sau đó mới ngắt dây tiếp đất đạt được mục đích bảo đảm an toàn.

10 – 2 – 10
Hỏi: Dây pha nguồn có đấu phụ tải 1 pha và dây “không” đều phải lắp cầu chì bảo vệ. Tại sao đây dẫn tiếp “không” của vỏ thiết bị điện lại không được lắp thêm cầu chì?
Đáp: Lắp cầu chì ở dây pha nguồn là để bảo vệ ngắn mạch phụ tải. Có lúc do nguyên nhân kiểm tra sửa chữa đường dây, gây đảo lộn 2 nguồn phụ tải, khiến dây “không” không có cầu chì thì không thể bảo vệ được ngắn mạch của phụ tải, vì thế hai dây nguồn của phụ tải một pha đều phải lắp cầu chì bảo vệ.
Trong hệ thống tiếp “không”, vỏ ngoài của thiết bị điện phải trực tiếp đấu với dây “không” của nguồn điện. Khi cách điện của thiết bị điện bị hỏng, cầu chì của dây pha đứt có thể tránh được sự cố điện giật đối với người. Nếu dây dẫn tiếp “không” của vỏ thiết bị có lắp cầu chì, khi do tiếp xúc không tốt hoặc dây chì bị đứt thì không thể bảo đảm điện thế tiếp đất tin cậy của vỏ thiết bị, từ đó gây nên sự cố điện giật. Cho nên qui trình qui định: dây dẫn tiếp “không” bảo vệ tuyệt đối không được lắp thêm cầu chì.

10 – 2 – 11
Hỏi: Dùng bộ hỗ cảm điện áp để đo điện áp cao, bên thấp áp và bên cao áp của nó không có liên hệ với nhau về điện, tại sao một đầu của bên thấp áp còn phải tiếp đất?
Đáp: Tiếp đất một đầu của bên thấp áp là nhằm tránh khi do hỏng cách điện mà điện áp cao áp của bên cao áy xuyên qua bên thấp áp và các đồng hồ nối với nó, khiến chúng có điện áp cao, gây mất an toàn cho người.

10 – 2 – 12
Hỏi: Trong tình hình nào, điểm trung tính bên thứ cấp của bộ hỗ cảm điện áp nên áp dụng tiếp qua bộ bảo hiểm đánh thủng mà không tiếp đất trực tiếp?
Đáp: Điểm trung tính bên thứ cấp của bộ hỗ cảm điện áp có thể áp dụng hai hình thức tiếp đất bảo vệ, tức tiếp đất trực tiếp hoặc tiếp đất qua bộ bảo hiểm đánh thủng.
Trong trạm biến điện, phương pháp điện do bộ hỗ cảm điện áp cung cấp nguồn điện cho bảo vệ rơle hoặc thiết bị tự động, để bảo đảm bên thứ cấp của bộ hỗ cảm điện áp, khi xảy ra tiếp đất 1 pha sẽ không làm cho điện áp dây giữa pha không tiếp đất và pha tiếp đất bị sụt áp thành điện áp pha, thì phải làm cho điểm trung tính bên thứ cấp không tiếp đất, nhưng để làm cho khi hỏng cách điện bên cao áp, điện áp cao sau khi xuyên qua bên thứ cấp vẫn có mạch thông tiếp đất bảo vệ, thì phải đem điểm trung tính bên thứ cấp của bộ hỗ cảm điện áp, thông qua bộ bảo hiểm đánh thủng tiếp với đất.

10 – 2 – 13
Hỏi: Tại sao biến thế phân phối điện phải tiếp đất 3 điểm (vỏ, dây tiếp đất bộ tránh sét, điểm giữa bên 380V của biến thế)?
Đáp: Khi sét đánh biến thế, bộ tránh sét sẽ có động tác sinh ra điện áp đánh trả, do 3 điểm tiếp đất, cho nên ở vỏ biến thế và điểm giữa của cuộn dây thấp áp đều là một điện áp đánh trả, như vậy sẽ không dẫn đến máy biến áp bị đánh hỏng.

https://dienhathe.com


Điện Hạ Thế


Hotline: 0907 764 966 (Zalo) - Ms Nhung

email: info@dienhathe.com

Website: www.dienhathe.org

Điện Hạ Thế.com phân phối các sản phẩm thiết bị Điện Công Nghiệp, Biến Tần, Khởi Động Mềm,Phụ kiện tủ điện, dây cáp điện, ATS-Bộ Chuyển Nguồn Tự Động,Điện Dân Dụng,Tụ Bù, cuộn kháng, bộ điều khiển và các loại thiết bị tự động.:

Download Catalog sản phẩm, bảng giá thiết bị Điện Công Nghiệp tại : http://dienhathe.info

Related Posts:

he-thong-dien-dienhathe

1500 Câu hỏi Nghành Điện | 6 – 6 Môtơ một pha

Hỏi: Trong máy giặt gia đình sử dụng môtơ điện...

he-thong-dien-dienhathe

1500 Câu hỏi Nghành Điện | 3 – 12 Bộ tiếp xúc

3 – 12 – 1 Hỏi: Vòng đồng ngắn mạch...