1500 Câu hỏi Nghành Điện | 3 – 12 Bộ tiếp xúc

3 – 12 – 1

Hỏi: Vòng đồng ngắn mạch trên lỗi sát bộ tiếp xúc có tác dụng gì?

Đáp: Cường độ dòng diện xoay chiều luôn thay đổi về độ lớn và chiều, trong khi thay đổi, phải không ngừng đi qua trị số 0 khi dòng điện trong cuộn dây điện từ là 0 lực hút giữa lõi sắt cũng sụt xuống trị số 0, do tác dụng của lò xo, lõi sắt sẽ tách ra, nhưng thời gian trị số 0 rất ngắn, lực hút mau chóng từ trị số 0 tăng lên, khiến lõi sắt chưa tách ra dã hút trở lại, lõi sắt cứ thế không ngừng hút, tách khiến công tắc sinh ra tạp âm chấn động. Nếu trên bề mặt lõi sắt tăng thêm cuộn dây đồng ngắn mạch, thì khi đường sức từ chạy qua cuộn dây đồng khiến một phần từ thông f2 (xem hình 3 – 12 – 1) trong cuộn dây đồng đi sau  từ thông fl ngoài cuộn dây đồng, tức giữa f2 và fl có lệch pha. Khi là 0 thì f2 không bằng 0, khi f2 là ũ thì fl không bằng 0 cho nên tổng lượng từ thông f có thể duy trì ở một trị số nhất định trở lên, khiến sức hút không nhỏ hơn lực kéo của lò xo, lõi sắt sẽ không tách ra, do đó loại trừ được tạp âm chấn động.

3 – 12 – 2

Hỏi: Có bộ tiếp xúc xoay chiều và một chiều, làm sao phân biệt máy?

Đáp: Phân biệt được chúng từ vật liệu và kết cấu của lõi sắt bộ tiếp xúc. Vì độ lớn và chiều từ thông của bộ tiếp xúc xoay chiều luôn thay đổi, nên lõi sắt của nó do các phiến thép silic xếp chồng lên nhau mà thành. Còn từ thông của bộ tiếp xúc điện một chiều là cố định, thông thường lõi sắt của nó do thép tấm và thép tròn tạo thành. Ngoài ra, đối với bộ tiếp xúc xoay chiều, do khi từ thông qua O sẽ gây nên rung và tạp âm của con chạy, nên trên lõi sắt có lắp vòng ngắn mạch để tránh xảy ra rung; còn bộ tiếp xúc điện một chiều do từ thông cố định nên không cần lắp vòng ngắn mạch.

3 – 12 – 3

Hỏi: Tại sao bộ tiếp xúc điện một chiều 220V đấu vào điện áp xoay chiều 220V lại không có động tác. Còn bộ tiếp xúc điện xoay chiều 220V sau khi đấu vào điện áp một chiều 220V lại có thể có động tác; nhưng đồng thời còn phải đấu nối tiếp thêm điện trở?

Đáp: Cuộn dây của bộ tiếp xúc đều có điện cảm rất lớn. Điện cảm đối với điện xoay chiều sẽ sinh ra cảm kháng, cho nên bộ tiếp xúc một chiều sau khi đấu vào điện áp xoay chiều, chỉ có dòng điện xoay chiều nhỏ hơn nhiều so với dòng điện một chiều đi qua cũng không thể hút hàm sắt. Còn bộ tiếp xúc xoay chiều sau khi đấu với điện một chiều, do cảm kháng không có tác dụng đối với điện một chiều, cho nên dòng điện một chiều chạy qua lớn hơn nhiều so với dòng điện xoay chiều cũ, như vậy sẽ có thể hút hàm sắt. Do dòng điện quá lớn, phải mắc nối tiếp điện trở phụ, nếu không sẽ cháy cuộn dây.

3 – 12 – 4

Hỏi: Có thể mắc nối tiếp hai cuộn dây hút của bộ tiếp xúc 110V rồi đấu vào nguồn diện 220V để dùng?

Đáp: Cho dù hai bộ tiếp xúc đều cùng nhãn hiệu, nhưng do sai số về mặt chế tạo khiến thời gian có động tác của hai cái không thể hoàn toàn thống nhất. Do đó khi đấu theo phương pháp trên để sử dụng, thì cuộn dây bộ tiếp xúc đóng trước sẽ có trở kháng gấp khoảng 10 lần cái kia; kết quả sẽ làm bộ tiếp xúc kia do điện áp nhận được quá thấp không thể hút; còn cái đã hút trước do điện áp đầu quá cao nên bị cháy.

3 – 12 – 5

Hỏi: Nam châm điện xoay chiều thực hiện động tác nhiều lần thì nhiệt độ tăng cao, đổi sang dùng nam châm điện một chiều cũng thực hiện động tác với số lần như vậy, tình hình nhiệt độ liệu có tương tự nhau?

Đáp: Trong quá trình hàm sắt hút, dòng điện của nam châm điện xoay chiều thay đổi rất lớn. Trước khi hàm sắt hút, khe hở giữa hàm sắt với lõi sắt tương đối lớn, điện kháng của cuộn dây nam châm điện tương đối nhỏ, điện kháng của cuộn dây tăng lên, dòng điện giảm. Dòng điện trước khi hút có thể lớn hơn 10 lần so với dòng điện sau khi hút. Nam châm điện cứ động tác một lần thì sẽ có va đập dòng điện xung kích một lần, cho nên nhiệt độ của cuộn dây sắt rất cao. Còn dòng điện chạy qua trong cuộn dây nam châm điện một chiều, trong quá trình hút hơi tăng lên theo độ giảm của khe hở, cho đến khi hàm sắt ngừng vận động, dòng điện mới đạt trị số định mức, đó là do sự thay đổi của từ thông trong quá trình hút khiến cuộn dây sinh ra điện kháng làm giảm dòng điện. Do đó, khi nam châm điện một chiều thực hiện động tác không có sự xung kích dòng diện, nhiệt độ của cuộn không vì thao tác nhiều mà tăng cao.

3 – 12 – 6

Hỏi: Tại sao khi do sự cố, hàm sắt của bộ tiếp xúc xoay chiều bị mắc kẹt thì cuộn dây dễ bị cháy hỏng?

Đáp: Căn cứ vào công thức:

Đối với một hàm sắt, số vòng cuộn dây w, điện áp U và tần số f của mạch điện là cố định không đổi. Do đó, từ thông xuyên qua cuộn dây là một hằng số. Dòng điện chạy qua cuộn dây chính là dòng điện kích từ cần thiết để sinh ra từ thông j. Nó tỉ lệ thuận với từ trở lõi sắt R. Khi hàm sắt chưa đóng thì từ trở của nó là lớn nhất, cho nên dòng điện lớn nhất đối với mạch từ dạng p thì dòng điện này có thể đạt tới gấp 5 – 6 lần dòng điện định mức, đối với mạch từ dạng E có thể đạt tới 10 – 15 lần). Cho nên, khi hàm sắt bị kẹt, dòng điện chạy qua trong cuộn dây sẽ lớn nhất, khiến cuộn dây bị cháy hỏng do quá nóng.

3 – 12 -7

Hỏi: Tại sao trên lõi sắt bộ tiếp xúc xoay chiều có lắp vòng ngắn mạch, còn trên lõi sắt rơle quá dòng kiểu điện từ xoay chiều có thể không lắp vòng ngắn mạch?

Đáp: Vòng ngắn mạch trên bộ tiếp xúc xoay chiều là dùng để phòng ngừa rung khi hút do dòng điện giao biến gây nên. Còn rơle quá dòng xoay chiều khi hoạt động bình thường thì lõi sắt ở vào trạng thái ngắt, chỉ khi đường dây xảy ra sự cố ngắn mạch mới hút, rồi lập tức khôi phục vị trí ngắt, do rơle quá dòng xoay chiều chỉ hút thời gian ngắn khi ở vị trí ngắt thì vòng ngắn mạch không có tác dụng, cho nên có thể không lắp vòng ngắn mạch.

3 – 12 – 8

Hỏi: Khi bộ tiếp xúc xoay chiều hoạt động, thường phát ra tạp âm. Nguyên nhân do đâu?

Đáp: Sinh ra tạp âm, có thể do các nguyên nhân sau đây: (1) Trên mặt tiếp xúc giữa lõi sắt động, tĩnh bị bẩn, khiến lõi sắt hút không chặt. (2) Điện áp nguồn quá thấp, sức hút của cuộn dây không đủ. (3) Vòng ngắn mạch của mạch từ lõi sắt bị nứt gãy, gây chấn động rất lớn, đến nỗi không thể hoạt động bình thường.

3 – 12 – 9

Hỏi: Sản phẩm cùng nhãn hiệu của bộ tiếp xúc hệ KT, tại sao một số đầu tiếp xúc bằng đồng của nó phải gắn thêm miếng bạc?

Đáp: Trên mặt tiếp xúc của đầu tiếp xúc bộ tiếp xúc cố những lồi lõm rất nhỏ, cho dù khi đóng, thì nước và các chất hoạt động hóa học tương đối mạnh khác vẫn có thể chui vào trong khe hở giữa đấu tiếp xúc, khiến trên mặt tiếp xúc hình thành lớp màng ôxy hoa. Màng ôxy hóa của đầu tiếp xúc bằng đồng ở nhiệt độ trong phòng rất mỏng, trong quá trình đầu tiếp xúc của bộ tiếp xúc cọ nhau sẽ tự bị xóa tẩy, cho nên ảnh hưởng đối với điện trở tiếp xúc không lớn. Nhưng khi số lần thao tác của đầu tiếp xúc không nhiều, lại thông điện lâu thì màng ôxy hóa trên đầu tiếp xúc bằng đồng sẽ không tẩy xóa được điện trở tiếp xúc tăng mạnh; khiến đầu tiếp xúc quá nóng, thậm chí nóng chảy. Nhưng hệ số điện trở của bạc sau khi bị ôxy hóa chênh lệch không mấy so với bạc thuần chất, hơn nữa khi nhiệt độ tăng cao thì điện trở cũng tăng không nhiều, cho nên, khi bộ tiếp xúc thao tác không nhiều, lại thông điện lâu thì trên mặt đầu tiếp xúc bằng đồng có gắn thêm miếng bạc.

3 – 12 – 10

Hỏi: Tại sao đầu tiếp xúc các bộ tiếp xúc dùng ở thang máy thường dùng than, chứ không dùng bạc hoặc đồng như các đầu tiếp xúc thông thường?

Đáp: Khi đầu tiếp xúc phóng thích, giữa đầu tiếp xúc sẽ sinh ra tia lửa và hồ quang. Khi tiếp xúc nhiều lần, đầu tiếp xúc có thể bị dính chặt. Sở dĩ đầu tiếp xúc của rơle dùng trên thang máy sử dụng đầu than chính là nhằm tránh bị dính khi sử dụng nhiều lần, dẫn đến sự cố.

3 – 12 – 11

Hỏi: Trên mặt đầu tiếp xúc của bộ tiếp xúc có một lớp màng mỏng màu đen, có cần loại bỏ nó đi không”

Đáp: Không cần phải loại bỏ. Vì lớp màng mỏng màu đen trên đầu tiếp xúc là màng ôxy hóa sinh ra khi đầu tiếp xúc chứa bạc ngắt hồ quang. Điện trở tiếp xúc của lớp màng ôxy hóa này rất thấp, cơ bản không gây ra tiếp xúc kém, ngược lại nó có thể có tác dụng báo vệ đầu tiếp xúc. Nếu dùng dũa hoặc mài để loại bỏ nó, ngược lại có thể gây mòn hỏng đầu tiếp xúc không đáng có.

3 – 12 – 12

Hỏi: Tại sao đầu tiếp xúc của bộ tiếp xúc nổi chung yêu cầu quá hành trình?

Đáp: Đầu tiếp xúc động và đầu tiếp xúc tĩnh của bộ tiếp xúc sau khi tiếp xúc thì hàm sắt (hoặc phía đỡ đầu tiếp xúc động) tiếp tục chuyển động một quãng cho đến khi hoàn toàn hút chặt, gọi là quá hành trình.

Quá hành trình có thể bảo đảm sự tiếp xúc tin cậy của đầu tiếp xúc, giám chấn động sau khi đầu tiếp xúc hút. Hơn nữa, sự trượt của đầu tiếp xúc động – tĩnh của một số bộ tiếp xúc ở trong khoảng cách này còn có thể xóa tẩy màng ôxy hóa hoặc chất bẩn trên mặt đầu tiếp xúc.

3 – 12 – 13

Hỏi: Tại sao khi đầu tiếp xúc của bộ tiếp xúc, rơle vừa hút, thì trên đầu tiếp xúc động phải tăng thêm một áp lực ban đầu?

Đáp: Khi đầu tiếp xúc của bộ tiếp xúc, rơle vừa hút, do đầu tiếp xúc tĩnh cố định bất động, khiến đầu tiếp xúc động chịu tác dụng phản lực, sinh ra nhảy đàn hồi; cũng còn do khi đầu tiếp xúc mang điện nối thông, sinh ra lực điện động đẩy nhau, khiến đầu tiếp xúc nhảy đàn hồi. Kết quả giữa đầu tiếp xúc sinh ra hàng chuỗi hồ quang ngắn hoặc tia lửa, khiến đầu tiếp xúc bị tổn thất nghiêm trọng, hình thành can nhiễu cao tần, khi nghiêm trọng có thể khiến đầu tiếp xúc bị chảy nóng. Nếu khi đầu tiếp xúc vừa thông mạch, tăng thêm một áp lực ban đầu lên đầu tiếp xúc động thì có thể cản trở hoặc làm giảm rung nhảy của đầu tiếp xúc khi hút.

3 – 12 – 14

Hỏi: Tại sao trên đầu tiếp xúc của một số bộ tiếp xúc một chiều mắc song song một tụ điện còn trên đầu tiếp xúc của bộ tiếp xúc xoay chiều lại không có?

Đáp: Khi mạch điện ngắt, do cuộn dây phóng ra từ năng tích trữ, tạo ra cao áp sinh ra tia lửa giữa hai đầu tiếp xúc bị tách ra, làm cháy hỏng đầu tiếp xúc. Sau khi mắc song song một tụ điện lên đầu tiếp xúc, khi đầu tiếp xúc tách ra, tụ điện vừa có thể tích trữ từ năng do mạch điện phóng ra vừa tránh được sinh ra cao áp, cũng ngăn chặn được tia lửa sinh ra giữa hai đầu tiếp xúc. Vì tụ điện có thể cho dòng điện xoay chiều qua, cho nên trong mạch điện xoay chiều không thể mắc song song tụ điện vào đầu tiếp xúc của bộ tiếp xúc xoay chiều.

3 – 12 – 15

Hỏi: Tại sao trong mạch về của cuộn dây một số bộ tiếp xúc một chiều có mắc điện trở kinh tế, còn bộ tiếp xúc xoay chiều không có?

Đáp: Sau khi bộ tiếp xúc một chiều thực hiện động tác từ thế không thay đổi, nhưng từ trở giảm nhỏ cho nên sức hút tăng lên. Sau khi động tác, trong mạch về của cuộn dây mắc nối tiếp một điện trở như thể hiện ở hình 3 – 12 – 15, khiến từ thế giảm, còn sức hút cơ bản không thay đổi sẽ không ảnh hưởng đến sự hoạt động của bộ tiếp xúc. Hơn nữa, nó có thể đẩy nhanh động tác của bộ tiếp xúc một chiều. Vì khi đóng cầu dao, đã đem nguồn điện cao hơn điện áp định mức trực tiếp đặt lên cuộn dây của bộ tiếp xúc, tăng nhanh quá trình quá độ. Do sau khi đóng cầu dao, lợi dụng đầu tiếp xúc thường đóng của bán thân, đưa điện trở vào, giảm thấp trị số cường độ dòng điện, giảm thiểu tiêu hao, cho nên gọi là điện trở kinh tế. Còn sau khi bộ tiếp xúc xoay chiều có động tác, do điện cám tăng lên, khiến từ thế của cuộn dây giảm, cho nên sau khi động tác, tuy từ trở giảm nhưng sức hút không thay đổi lớn, cho nên không thể mắc nối tiếp điện trở kinh tế.

3 – 12 – 16

Hỏi: Một máy tiện sử dụng bộ khởi động từ xoay chiều làm công tắc nguồn, thường xuất hiện một cách không qui luật hiện tượng không thể ngắt được nguồn điện khi dùng nút ấn. Qua kiểm tra, đường dây và công tắc nút ấn đều không hỏng.Đó là do nguyên nhân gì?

Đáp: Đó là do trong máy quá nhiễm bụi khiến trên lõi sắt bộ tiếp xúc của bộ khởi động từ tiếp xúc dính dầu, gây nên hiện tượng dính lõi sắt động. Vì thế, khi cuộn dây ngắt điện, tuy đường dây và công tắc nút ấn đều không hỏng nhưng do lõi sắt không thể tách ra, kết quả dẫn đến mạch điện không thể ngắt điện.

3 – 12 – 17

Hỏi: Tại sao bộ tiếp xúc động vận hành phải thường xuyên làm vệ sinh chỗ mặt cực lõi sắt?

Đáp: Chỗ mặt cực lõi sắt của bộ tiếp xúc tích tụ nhiều bụi bặm sẽ dẫn đến lõi sắt của bộ tiếp xúc đóng không tốt, sinh ra chấn động và tiếng ồn, khi nghiêm trọng có thể cháy cuộn dây, có lúc do dính dầu mà không thể nhả ra. Ngoài ra còn ảnh hưởng đến mức độ chịu áp của bộ tiếp xúc. Vì thế, bộ tiếp xúc đang vận hành phải thường xuyên làm sạch bụi bặm và bẩn dầu.

3 – 12 – 18

Hỏi: Bộ tiếp xúc xoay chiều lõi sắt dạng E sau khi ngắt điện, hàm sắt không thể nhả ra. Qua kiểm tra, giữa điểm tiếp xúc không có hiện tượng nóng chảy, giữa lõi sắt động, tĩnh cũng không có bẩn dầu. Đó là nguyên cớ gì?

Đáp: Trụ giữa của lõi sắt động, tĩnh dạng E của bộ tiếp xúc xoay chiều phải có khe hở 0.1 ~ 0.2mm, nhằm tăng từ trở sau khi lõi sắt đóng để hạn chế từ thông và giảm từ dư. Sau khi bộ tiếp xúc qua sử dụng lâu dài, hai bên của lõi E có thể bị mòn, làm tiêu hao ở khe hở của lõi sắt trụ giữa. Như vậy, sau khi cuộn dây ngắt điện, sức hút từ dư tương đối lớn trong lõi sắt làm cho hàm sắt hút chặt, không nhả ra.

3 – 12 – 19

Hỏi: Trong thông số kỹ thuật của bộ tiếp xúc xoay chiều kiểu CJ0 và CJI0, “dung lượng lớn nhất (kW) cho phép điều khiển động cơ ba pha” và “trị số dòng điện định mức” của đầu tiếp xúc, khác nhau gì về ý nghĩa? Có tác dụng gì đối với việc sử dụng bình thường bộ tiếp xúc?

Đáp: “Trị số dòng điện định mức” của bộ tiếp xúc là chỉ cường độ dòng điện cho phép chạy qua lâu dài mà không dẫn đến nhiệt độ đầu tiếp xúc tăng cao vượt quá qui định gây ôxy hóa mạnh. “Dung lượng lớn nhất cho phép điều khiển môtơ ba pha” là nhằm phòng ngừa dòng điện khởi động chạy qua đầu tiếp xúc quá lớn khi khởi động động cơ, gây nóng chảy thậm chí hàn chảy đầu tiếp xúc động, tĩnh. Bởi vì dòng điện khởi động của động cơ (đặc biệt là khởi động trực tiếp) lớn hơn nhiều lần so với dòng điện định mức khi hoạt động bình thường, thời gian khởi động tuy ngắn, nhưng dòng điện quá lớn cũng sẽ dẫn đến hàn chảy đầu tiếp xúc. Có những bộ tiếp xúc không lập thông số dung lượng cho phép điều khiển động cơ điện, nhưng đưa ra trị số dòng điện lớn nhất cho phép thông mạch, ý nghĩa của nó như nhau.

3 – 12 – 20

Hỏi: Tại sao trong đường dây cung cấp điện của phân xưởng có dung lượng tương đối nhỏ, khi đầu cuối của đường dây trực tiếp khởi động môtơ dung lượng tương đối lớn thường xuất hiện hiện tượng bộ tiếp xúc xoay chiều không thể tự khóa?

Đáp: Đó là do môtơ ở cuối đường dây, điện áp đường dây đã sụt tương đối lớn, khi khởi động môtơ, do dòng điện khởi động rất lớn lại dẫn đến sụt áp đường dây tương đối lớn, như vậy sẽ dẫn đến điện áp cuộn dây trên bộ tiếp xúc xoay chiều quá thấp. Cho nên, môtơ vừa bắt đầu chuyển động thì bộ tiếp xúc liền tự ngắt nên không tự khóa được.

https://dienhathe.com


Điện Hạ Thế


Hotline: 0907 764 966 (Zalo) - Ms Nhung

email: [email protected]

Website: www.dienhathe.org

Điện Hạ Thế.com phân phối các sản phẩm thiết bị Điện Công Nghiệp, Biến Tần, Khởi Động Mềm,Phụ kiện tủ điện, dây cáp điện, ATS-Bộ Chuyển Nguồn Tự Động,Điện Dân Dụng,Tụ Bù, cuộn kháng, bộ điều khiển và các loại thiết bị tự động.:

Download Catalog sản phẩm, bảng giá thiết bị Điện Công Nghiệp tại : http://dienhathe.info

Related Posts:

he-thong-dien-dienhathe

1500 Câu hỏi Nghành Điện | 8 – 7 Những vấn đề khác

 8 – 7 – 1 Hỏi: Tại sao dung lượng...

he-thong-dien-dienhathe

1500 Câu hỏi Nghành Điện | 3 – 11 Nam châm điện

3 – 11 – 1 Hỏi: Tại sao lực hút...

Zalo
Phone