Điện Dân Dụng

Nhờ vào khoa học công nghệ phát triển con người hiện tại đã và đang được sử dụng những thiết bị chất lượng hơn trước đây. Một trong những số đó là sự xuất hiện của những loại bóng đèn tiết kiệm điện giúp người dùng tăng khả năng chiếu sáng nhưng lại không hao tốn quá nhiều năng lượng. Vậy làm sao để sử dụng bóng đèn tiết kiệm điện được hiệu quả mang lại khả năng kinh tế cao, mời bạn tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!

Để các bạn có thể dễ hình dung thì chúng tôi xin được phân loại bóng đèn điện hiện nay trên thị trường gồm có những loại chính lớn sau để hướng dẫn:

1. Bóng đèn huỳnh quang (bóng tuýp)

Bóng đèn huỳnh quang hay gọi là bóng tuýp tiết kiệm điện được sử dụng rộng rãi trong mọi gia đình và cơ quan vì có nhiều ưu điểm so với bóng đèn tròn (sợi đốt) do ít tiêu hao điện, ánh sáng dịu, phát tán rộng, sinh nhiệt thấp, tuổi thọ dài (6.000 giờ).

Bóng đèn tuýp mẫu mã và kích thước rất đa dạng, bóng dùng trong sinh hoạt thường có hai loại kích thước: 0,60 m (công suất 20 W/h) và loại 1,2 m (công suất 40 W/h), đường kính 38 mm (trong chuyên môn ký hiệu là T10). Hiện nay có loại thế hệ mới đường kính 26 mm (ký hiệu T8) và loại bóng gầy 16 mm có ký hiệu T5 với chiều dài không đổi nhưng độ phát sáng tăng 20%, tiêu hao điện giảm còn 18 W/h và 36 W/h, tuổi thọ bóng được nâng gấp gần ba lần (16.000 giờ), bóng T8 và T5 gắn cùng với chấn lưu điện tử sẽ tiết kiệm điện hơn chấn lưu sắt.

Đèn tuýp có những nhược điểm: kén vị trí lắp đặt, không chịu được mưa gió, ẩm ướt, dòng điện phải tương đối ổn định 180 V-220 V, hiệu điện thế không đủ đèn sẽ nhấp nháy liên tục gây hỏng bóng.

2. Bóng đèn compact

Bóng compact là một loại đèn tuýp thu nhỏ, dùng để thay thế bóng đèn tròn, nhỏ gọn và tiết kiệm điện. Nguyên lý hoạt động của bóng compact giống như đèn tuýp nên có tên huỳnh quang compact. Đường kính bóng giảm xuống bằng ngón tay người lớn (T3). Thiết bị điện này có hình dáng khá đa dạng để giảm độ dài, bóng được uốn thành hình chữ U. Tùy theo công suất mà mỗi bóng được cấu tạo nhiều hay ít chữ U. Chấn lưu của bóng được thay thế bằng những linh kiện điện tử đặt gọn phía trong đui đèn, nên đui của bóng compact to và dài hơn đui bóng đèn sợi đốt.

So với bóng tròn, bóng đèn compact tiết kiệm điện có nhiều ưu điểm: tiêu hao điện ít (tiết kiệm 80% điện năng), phát sáng gấp bốn lần, tuổi thọ gấp sáu lần. Chính những ưu điểm nói trên nên bóng compact đã loại dần bóng đèn tròn. Tuy nhiên, khi dùng để thay thế bóng tròn cần lưu ý mấy điểm sau:

  • Chỉ dùng bóng compact ở nơi có không gian hẹp như cầu thang, toilet, hiên nhà… Những nơi rộng, dài như hành lang, đại sảnh… nên dùng bóng đèn tuýp.
  • Chỉ dùng bóng compact ở những nơi có nguồn điện ổn định, nếu không đèn sẽ không phát sáng và mau hư. Nên chọn loại bóng có dao động nguồn điện rộng ghi ở đui bóng (ví dụ: 160 V- 240 V).
  • Tránh những nơi mưa gió và nơi ẩm ướt sẽ làm hư các tụ, mạch điện ở đui bóng. Chọn loại bóng có đui kín, có chụp đèn nếu đặt ngoài trời.
  • Nếu đang dùng bóng tuýp thế hệ cũ (loại T10 kèm chấn lưu sắt) cứ tiếp tục sử dụng, khi bóng hỏng thay thế loại bóng tuýp thế hệ mới (T8, T5) sẽ cho hiệu quả sử dụng hơn bóng compact.

3. Bóng đèn Led

Bóng đèn Led tiết kiệm điện được thiết kế từ các chip Led (Diot phát quang) nhằm thay thế các bóng đèn chiếu sáng thông thường như Compact và sợi đốt với nhiều tính năng nổi bật. Ngày nay bóng đèn Led được ưu tiên lựa chọn cho đầu tư chiếu sáng công trình và dân dụng với các ưu điểm:

Tiết kiệm hơn 80% điện năng tiêu thụ (1 bóng Led công suất 5W tương bóng sợi đốt công suất 40W và tương đương bóng Compact 15W). Tuổi thọ cao đạt tới hơn 30.000 giờ thắp sáng (Gấp 6-8 lần bóng compact).

Hiện nay trên thị trường bạn có thể dễ dàng tìm thấy các sản phẩm này để mua sắm phục vụ cho nhu cầu sử dụng của mình. Với những phát triển công nghệ ngày càng tiên tiến như hiện tại thì trong tương lai không xa chúng ta có thể thấy và sử dụng được những mẫu bóng đèn khác có tính năng tiết kiệm điện thông minh và hữu hiệu hơn.

Ngày nay với sự phát triển của xã hội thì ngoài những bảo hiểm cho con người chúng ta còn thấy bảo hiểm xe, bao hiểm nhà,…và bây giờ chúng ta có thể thấy các thiết bị điện tử cũng có bảo hiểm. Với bảo hiểm chúng ta sẽ có được một khoản chi phí hỗ trợ khi thiết bị hỏng hóc do những lí do không lường trước, bất ngờ xảy ra. Sau đây chúng ta hãy cùng tham khảo bảo hiểm thiết bị điện tử là gì?

Dưới đây là một vài thông tin về bảo hiểm điện tử mà chúng tôi thu thập được muốn gửi đến các bạn để tham khảo về vấn đề này.

Đối tượng bảo hiểm:

Các loại máy móc thiết bị điện tử dùng trong các lĩnh vực như: Phát thanh, truyền hình, viễn thông, y tế, tin học, điện ảnh, hàng không, khoa học kỹ thuật, điện tử…

Phạm vi bảo hiểm

Phần tổn thất vật chất của thiết bị

Bảo hiểm cho những thiệt hại vật do các rủi ro bất ngờ không lường trước được đối với các thiết bị điện tử, thiết bị xử lý dữ liệu, thiết bị y tế…do các nguyên nhân hoả hoạn, sét, đoản mạch và các nguyên nhân khác về điện, lỗi thiết kế sai, chế tạo, lắp đặt, khuyết tật nguyên vật liệu…

Phần dữ liệu bên ngoài

Bảo hiểm cho các chi phí sửa chữa, thay thế các thiết bị ngoại vi và chi phí để tạo lập thông tin đã mất do các rủi ro được bảo hiểm gây ra.

Phần chi phí gia tăng

Bảo hiểm cho phần chi phí gia tăng thêm được bỏ ra để thay thế các thiết bị hư hại do các rủi ro được bảo hiểm gây ra.

 Những rủi ro được bảo hiểm:

Tổn thất, phá hủy hay thiệt hại vật chất bất ngờ đối với thiết bị điện tử do bất kỳ nguyên nhân nào không bị loại trừ trong Quy tắc bảo hiểm vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn bảo hiểm.

Số tiền bảo hiểm:

Phần 1 – Tổn thất vật chất đối với thiết bị: số tiền được bảo hiểm bằng số phí tổn để thay thế các hạng mục được bảo hiểm bằng các hạng mục mới có cùng tính năng, công suất và chủng loại, và trị giá thay thế cho những hạng mục này sẽ bao gồm: cả cước phí vận chuyển + thuế + các chi phí về hải quan (nếu có) + các chi phí cho việc lắp đặt

Phần 2 – Phương tiện dữ liệu ngoại vi: là số tiền cần thiết để khôi phục lại các EDM (External Data Media) được bảo hiểm bằng cách thay thế các EDM mới và khôi phục lại các EDM bị mất.

Phần 3 – Chi phí gia tăng:

–         Chi phí cho các thiết bị EDP thay thế có tính năng tương tự như các thiết bị EDP đã được bảo hiểm. Số tiền được thỏa thuận theo ngày và theo tháng như được ghi trong Giấy chứng nhận bảo hiểm.

–         Chi phí về nhân công và các chi phí vận chuyển nguyên vật liệu với điều kiện là số tiền quy định riêng cho những khoản chi phí này quy định trong Giấy chứng nhận bảo hiểm.

Thủ tục bồi thường

Hồ sơ bồi thường

–    Giấy thông báo tổn thất;

–    Biên bản giám định tổn thất;

–    Các hóa đơn chứng từ chứng minh thiệt hại;

–    Biên bản thanh lý Hợp đồng sửa chữa;

–    Hợp đồng bảo hiểm;

–    Giấy bãi nại;

–    Các giấy tờ khác theo yêu cầu của MIC (nếu có).

 Thời hạn yêu cầu bồi thường và thanh toán tiền bảo hiểm

–    Thời hạn yêu cầu bồi thường của bên mua bảo hiểm là một (01) năm kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm, trừ trường hợp chậm trễ do nguyên nhân khách quan và bất khả kháng theo quy định của pháp luật.

–    Thời hạn thanh toán tiền bồi thường của là mười lăm (15) ngày kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ. Trong trường hợp phải tiến hành xác minh hồ sơ, thời hạn thanh toán tiền bồi thường không quá bốn mươi lăm (45) ngày.

–    Trường hợp từ chối bồi thường phải thông báo bằng văn bản cho bên mua bảo hiểm biết lý do trong thời hạn mười lăm (15) ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ yêu cầu bồi thường.

Trên đây là những thông tin giúp bạn có thể hiểu được bảo hiểm thiết bị điện tử đã và đang có trên thị trường nếu các bạn muốn chọn mua cho mình. Đây cũng là một biện pháp tốt giúp hỡ trợ bạn trong việc sử dụng các thiết bị trong nhà.

Với số lượng các vụ cháy xảy ra ngày càng gia tăng ở nước ta thì việc lắp đặt hệ thống báo cháy là hết sức cần thiết để giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản. Hiện nay, ngoài thị trường bạn có thể thấy có 2 loại chính đó là hệ thống trung tâm báo cháy thường và báo cháy địa chỉ từ nhiều hãng sản xuất khác nhau. Vậy điểm khác nhau giữa chúng là gì chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Để giúp các bạn có cái nhìn khái quát hơn về 2 hệ thống trung tâm báo cháy này thì chúng ta sẽ lần lượt đi vào từng loại dưới đây.

Trung tâm báo cháy thường (Conventional Fire Alarm Control Panel)

– Giám sát và báo cháy theo từng khu vực (zone ). Mỗi zone bao gồm một vài hoặc tất cả thiết bị đầu vào (đầu dò, nút báo cháy khẩn cấp) trong một khu vực hoặc một tầng của tòa nhà.

– Không thể biết chính xác thiết bị nào đã kích hoạt báo cháy hoặc bị sự cố trong Zone. Do nhiều thiết bị được lắp trên cùng một khu vực (zone) nên khi xảy ra sự cố trung tâm chỉ có thể nhận biết khái quát và hiển thị khu vực có sự cố, chứ không cho biết chính xác vị trí từng đầu báo, từng địa điểm có sự cố. Điều này làm hạn chế khả năng xử lý, giám sát của hệ thống báo cháy trong quá trình vận hành.

  • Trung tâm báo cháy có một hoặc nhiều kênh (zone). Một số trung tâm báo cháy cho phép mở rộng dung lượng zone trong khi số khác thì không mở rộng được, điều này làm cho tính hữu dụng bị hạn chế khi một cơ sở muốn mở rộng hệ thống báo cháy.
  • Mỗi mạch zone sử dụng 2 hoặc 4 lõi dây nên số lượng các dây tín hiệu nối về trung tâm báo cháy là rất nhiều. Điều này làm cho việc đấu nối trở nên phức tạp và tốn kém đối với hệ thống báo cháy có nhiều zone.

– Trung tâm báo cháy loại thường sử dụng 1 hoặc nhiều mạch điện kết nối với các thiết bị khởi tạo (đầu báo, nút nhấn) theo kiểu nối dây song song, mỗi mạch điện này được gọi là mạch tín hiệu.

OLYMPUS DIGITAL CAMERA

– Mạch tín hiệu được nối với hỗn hợp thiết bị khởi tạo trong cùng một khu vực bảo vệ. Tình trạng bình thường, không bình thường hay báo động của khu vực được hiển thị nhìn thấy trên mặt hiển thị (annunciator) của trung tâm báo cháy. Mặt hiển thị có thể là LED hoặc LCD.

– Trên mặt hiển thị thường ghi tên khu vực (zone) bảo vệ. Chính vì lý do này mà chúng ta quen gọi một cách thiếu chính xác rằng mạch tín hiệu của trung tâm báo cháy là zone.

– Để kiểm soát đường tín hiệu, một thiết bị (thường là điện trở) khi lắp đặt hệ thống báo cháy được đặt ở cuối đường dây tín hiệu, song song với thiết bị xa nhất trên đường tín hiệu, thiết bị này thường gọi là thiết bị cuối đường dây hay là điện trở cuối đường dây. Kiểu nối dây này gọi là kiểu Class B.

– Bình thường trên mạch tín hiệu sẽ có một dòng điện đi qua thiết bị cuối đường dây trở về trung tâm báo cháy. Nếu đường dây bị đứt, dòng điện sẽ bị suy giảm và trung tâm sẽ phát tín hiệu báo sự cố của mạch đó.

– Để chức năng giám sát có hiệu quả yêu cầu các thiết bị trên đường tín hiệu không được nối dây theo kiểu rẽ nhánh.

– Một số trung tâm báo cháy cho phép đấu nối đường tín hiệu theo kiểu mạch vòng (Class A) mà không dùng điện trở cuối đường dây. Phương pháp này rất hiệu quả trong việc giám sát và duy trì hoạt động của hệ thống thông báo cháy khi bị đứt dây, tuy nhiên thường thì khi chọn đấu dây kiểu Class A dung lượng zone của tủ bị giảm đi một nửa.

– Trung tâm báo cháy có một hoặc nhiều mạch cảnh báo (đầu ra). Các thiết bị báo động bằng âm thanh hoặc ánh sáng được lắp song song trên mạch cảnh báo. Mạch cảnh báo có thể được lập trình để báo động theo một hoặc một nhóm mạch tín hiệu (zone) hoặc báo động chung.

– Một số trung tâm cho phép lắp thiết bị cuối đường dây để kiểm soát mạch cảnh báo theo kiểu Class B hoặc lắp mạch vòng theo kiểu Class A.

Trungtâm báo cháy địa chỉ (Addressable Fire Alarm Control Panel)

– Hệ thống báo cháy địa chỉ có những tính năng vượt trội hơn hệ thống báo cháy thường, với dung lượng thông tin lớn, khả năng điều khiển linh hoạt.

– Giám sát, báo cháy và điều khiển theo từng thiết bị (địa chỉ). Thiết bị địa chỉ có thể là các đầu dò, nút báo cháy khẩn cấp, còi, đèn và các module để giao tiếp với các thiết bị thường và thiết bị ngoại vi.

+ Dung lượng của trung tâm báo cháy địa chỉ được xác định bởi số lượng mạch SLC (Signaling Line Circuits) và số thiết bị địa chỉ cho phép lắp trên mỗi mạch SLC.

+ Mạch SLC cung cấp điện, thông tin liên lạc và giám sát tất cả các thiết bị kết nối với nó. Mỗi mạch SLC có thể đáp ứng cho vài chục đến vài trăm thiết bị địa chỉ, tùy thuộc vào nhà sản xuất.

+ Mỗi mạch SLC loop có thể chứa nhiều loại thiết bị địa chỉ. Thiết bị thường (không địa chỉ) được kết nối vào mạch loop thông qua các module địa chỉ. Mỗi thiết bị địa chỉ trên mạch SLC loop có một địa chỉ duy nhất khi lắp đặt.

+ Giám sát được thực hiện từ trung tâm điều khiển bằng cách thăm dò tới các thiết bị trong mạch SLC loop.

+ Tình huống báo cháy được hiển thị theo điểm (địa chỉ), cho phép nhanh chóng tìm ra đám cháy.

+ Rất nhiều hệ thống hỗ trợ lập trình vào/ra mềm dẻo để kết nối các thiết bị đầu vào với các đầu ra.

– Trung tâm báo cháy địa chỉ sử dụng 1 hoặc nhiều mạch tín hiệu SLC (Signaling Line Circuits), thường được gọi là loop.

– Tuỳ thuộc vào giao thức (Protocol) được sử dụng, mạch SLC có thể gíam sát hoặc điều khiển hàng trăm thiết bị.

– Một số giao thức cho phép lắp hỗn hợp đầu dò và các module vào/ra trên cùng một mạch SLC, trong khi một số giao thức lại chỉ cho phép lắp tối đa 50% dung lượng cho đầu báo/đầu dò và 50% cho module vào/ra.

– Trung tâm báo cháy giám sát các thiết bị trên mạch SLC theo kiểu thăm dò (poll), mỗi lần thăm dò một vài hoặc nhiều thiết bị tùy nhà sản xuất. Hệ thống báo cháy lớn có thể sử dụng nhiều mạch SLC.

– Mỗi một thiết bị lắp trên mạch SLC sở hữu một địa chỉ riêng, do đó trung tâm báo cháy biết được tình trạng của từng thiết bị riêng lẻ kết nối với nó.

– Khác với trung tâm báo cháy thường, trung tâm báo cháy địa chỉ cho phép đấu nối lẫn lộn cả thiết bị khởi đầu (đầu vào) và thiết bị điều khiển (đầu ra) chung trên cùng một mạch tín hiệu loop SLC.

Hi vọng qua bài viết này bạn đã hiểu rõ được phần nào về hai hệ thống báo động cháy đang có mặt trên thị trường hiện nay để lựa chọn cho nhu cầu của mình. Nếu bạn có thắc mắc hay nhu cầu lắp đặt vui lòng liên hệ qua số 0937.86.10.86 chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc của quý khách miễn phí

Các thiết bị an ninh ngày nay đang càng thể hiện được tầm quan trọng của chúng đối với đời sống con người. Với tình hình xã hội đáng lo ngại hiện nay thì việc tự trang bị cho mình một hệ thống báo động báo trộm hay một hệ thống quan sát để bảo vệ người và tài sản là điều cần thiết.

Vì sao nên lắp đặt các thiết bị an ninh cho ngôi nhà hiện nay

Chất lượng cuộc sống đang ngày càng tăng cao nên nhu cầu bảo vệ an toàn cho bản thân và gia đình của chúng ta ngày càng tăng lên. Đó là điều chính đáng và đang được đáp ứng ngày một tốt hơn qua các thiết bị an ninh cho gia đình.

Cảm biến chống trộm

Hệ thống chống trộm ở đây không phải là những ổ khóa, két sắt. Bởi những thiết bị này thì tên trộm dễ dàng mở ra được và khi chủ nhà phát hiện thì rất dễ gây hại đến tính mạng của họ để tên trộm trốn thoát.

Vì vậy nhiều thiết bị an ninh cho gia đình ra đời để đảm bảo an toàn cho người dân qua các kết cấu nhà ở với những loại cảm biến chống trộm hay chuông báo trộm hồng ngoại. Đây là giải pháp tốt nhất cho bạn khi đi làm, du lịch hay công tác xa mà vẫn đảm bảo an tâm về tài sản cũng như sự an toàn của người thân mình. Thiết bị chống trộm thông minh này lập tức sẽ gọi điện, nhắn tin hoặc hú còi lên khi có trộm “đến thăm”.

Hệ thống camera quan sát

Là chủ nhà, bạn có thể đã lắp đặt một hệ thống camera giám sát cho gia đình. Các hệ thống này có rất nhiều hình thức, thông báo cho bạn khi có ai đó mở cửa hoặc cửa sổ cảnh báo cho cảnh sát về vụ đột nhập. Tích hợp thêm camera giám sát có thể ghi lại các sự kiện thực tế trong nhà và quanh nhà của bạn. Điều này khá quan trọng để cung cấp bằng chúng cho cảnh sát giúp nhanh chóng tìm ra kẻ trộm, hoặc từ các hình ảnh trực tiếp từ camera bạn có thể nhìn thấy kẻ trộm có mang vũ khí hay không để có giải pháp thích hợp.

Mặc dù lắp đặt camera là một giải pháp an ninh nhưng cũng có thể sử dụng để kiểm tra gia đình, trẻ em và vật nuôi khi bạn ở xa nhà. Vì hầu hết các nguồn cấp dữ liệu video có thể được phát trực tiếp cho điện thoại thông minh của bạn, bạn có thể xem vật nuôi đang làm gì hay nếu con bạn có về nhà an toàn sau giờ học. Hệ thống camera giám sát  làm việc để giữ an toàn cho ngôi nhà của bạn, còn  cũng có thể cung cấp cho bạn sự yên tâm.

Thiết bị định vị xe máy

Với hiện trạng trộm cắp diễn ra hoành hành như hiện nay, nhiều người trong chúng ta không tránh khỏi lo lắng về việc thất thoát tài sản có giá trị, vì vậy việc lắp đặt thiết bị định vị xe máy là một trong những giải pháp tối ưu giúp chúng ta hạn chế được các sự cố ngoài mong muốn một cách thấp nhất.

Đây là một loại thiết bị điện tử được lắp đặt bí mật bên trong xe, thiết bị này sẽ giúp bạn xác định chính xác vị trí xe đang ở đâu, xe đang di chuyển với vận tốc bao nhiêu? Đồng thời, bạn vẫn có thể giám sát được mọi hoạt động của xe khi cho người khác mượn – điều này là yếu tố đặc biệt trong phòng chống trộm cắp tài sản.

Khóa chống trộm xe máy

Trên thị trường có rất nhiều khoá chống trộm khác nhau với công nghệ tiên tiến nhất đảm bảo sự an toàn cho xe máy của bạn đồng thời lại tiện lợi trong quá trình sử dụng, được người dùng đánh giá cao về tính năng chống trộm cũng như độ thẩm mỹ thiết bị.

Với những lợi ích từ các thiết bị an ninh mang lại như hiện nay thì bạn trên trang bị cho mình một trong những sản phẩm trên để bảo vệ gia đình và tài sản. Thiết nghĩ với sự phát triển của khoa học công nghệ như hiện nay thì các thiết bị điện tử hỗ trợ an ninh sẽ giúp bạn an tâm hơn trong sinh hoạt hằng ngày.

Việc thiết kế điện dân dụng để có một hệ thống sử dụng điện tốt và an toàn là điều mà nhiều người quan tâm hiện nay. Việc này thường được các chuyên gia tu vấn cho người dùng để mang lại hiệu quả cao nhất. Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề này thì hãy tham khảo những chú ý mà chúng tôi đề cập dưới đây trong khâu thiết kế.

1. Đi dây trong nhà

Từ sau các aptomat nhánh của bảng điện tổng, ta bắt đầu đi dây đến từng tầng và vào các buồng. Đường dây này được chôn ngầm nằm ngang trên cao, cách trần nhà 30-40cm.

– Đường dây đi ngang trên cao như vậy sẽ không trở ngại cho việc khoan tường để treo tranh hoặc treo các vật khác.

– Lấy đường ranh giới mầu trần và tường làm đường chôn ngầm dây điện giúp ta xác định vị trí đường điện đi ngầm bên trong tường.

Đường chôn ngầm nằm ngang nên lợi dụng hàng lỗ rỗng của gạch tuy nen làm đường đi dây ngầm, chỉ cần đục bỏ phần gạch phía ngoài lỗ. Bạn nên cósơ đồ thiết kế mạng điện trong nhà chi tiết để dễ dàng cho việc thi công lắp đặt.

Trong đường chôn ngầm này thường đi chung các đường điện sau đây:

  • Đường trục chính phân phối điện trong buồng
  • Các đường nhánh đến đèn treo tường và đèn trần cũng như đến các ổ cắm
  • Đường dây điện thoại
  • Đường cáp đồng trục cho ăngten tivi hoặc cáp truyền hình

2. Thiết kế hệ thống điện dân dụng và thi công đường trục cấp nguồn điện đến bảng điện tổng

Trong thiết kế hệ thống điện dân dụng nhánh dây từ đường trục hạ thế đến công tơ điện nói chung là thuộc trách nhiệm của ngành điện. Đường trục sau công tơ là đường trục chính cấp điện đến bảng điện tổng trong nhà. Đường trục này cũng như các loại dây điện khác trong nhà chỉ nên trọn loại dây ruột đồng, tiết diện dây nên chọn lớn hơn khả năng tải hiện tại để dự phòng khả năng trong nhà có thêm thiết bị điện mới.

Nếu đường cấp điện trước bảng điện tổng là đường cáp ngầm thì bảng điện tổng nên đặt ở tầng trệt. Vị trí đặt lựa chọn sao cho vừa bảo đảm mỹ quan, vừa bảo đảm nếu phải sửa chữa sự cố đường cáp ngầm thì không phải đào các công trình kiến trúc trong nhà.

Thường khi đường trục cấp điện đến bảng điện tổng là đường cáp treo thì bảng điện tổng được đặt ở chân cầu thang tầng 2. Đặt như vậy là hợp lý nhất. Vừa bảo đảm các đường nhánh phân phối đến các tầng là ngắn nhất vừa bảo đảm vận hành bảng điện là thuận tiện. Nếu có điều kiện thì nên chọn vị trí bảng điện tổng ở chỗ che khuất để đảm bảo mỹ quan.

3. Cách khắc phục khi đường điện bị chập

Chỗ cách điện đường cáp điện thoại dễ bị suy giảm nhất là chỗ đầu dây tách ra để đấu vào ổ giắc vì chố này đã bị bóc mất phần cách điện chính, chỉ còn cách điện riêng của từng sợi rất mỏng và yếu. Ta nhỏ vài giọt nhựa thông nấu chảy vào chỗ đã bóc cách điện chính để tách từng sợi con. Khi nhựa thông đông cứng sẽ bịt kín đường nhiễm ẩm ở chỗ tách dây.

lap-dat-he-thong-dien-dan-dung

Đường điện thẳng đứng chôn ngầm đến đèn, đến bảng công tắc và ổ cắm xuất phát từ đường trục nằm ngang và đường này bồ trí đúng đường tim thẳng đứng của bảng điện công tắc hoặc ổ cắm, như vậy cũng dễ cho việc xác định vị trí các đường chon ngầm thẳng đứng trong tưởng sau này.

Đèn chiếu sáng trong từng buồng nên có 2 loại, loại đèn công suất nhỏ, dùng bóng compact để bật khi không có yêu cầu thật sang và loại đèn nê ông bóng gấy tiết kiệm điện 60cm hoặc 120cm để bật khi có yêu cầu thật sáng trong buồng.

Bảng công tắc đèn nên để riêng, không chung với bảng ổ cắm. Đó là loại bảng chôn ngầm, cần đấu đúng vị trí bật tắt (ở vị trí bật hiện ký hiệu chấm mầu đỏ trên núm bật tắt). Cũng nên chọn bảng có đèn LED màu xanh hoặc màu đỏ (màu xanh được ưa dung hơn) làm tín hiệu là bảng đang có điện và dễ tìm ra vị trí công tắc vào ban đêm. Bảng nên bố trí ở độ cao 1,5m (tính tới cạnh trên của bảng) ở trong buồng, cạnh cửa ra vào.

Bảng công tắc đèn cho buồng tắm và buồng vệ sinh nên để phía ngoài buồng, cạnh cửa ra vào.

Khi thiết kế điện dân dụng bảng ổ cắm điện cần được bố trí theo nguyên tắc: bất cứ một thiết bị điện di động nào khi cắm vào ổ, dây điện cũng không làm vướng lối đi lại.

Bảng ổ cắm có loại 1 vị trí cắm, có loại 2 vị trí cắm. Nên chọn loại bảng ổ cắm có tấm nhựa che kín lỗ cắm, chỉ khi ta cắm phích điện vào thì tấm che này mới bị đẩy ra để đầu phích cắm vào được ổ. Như thế bảo đảm an toàn, nhất là khi trong nhà có trẻ nhỏ. Bảng ổ cắm có thể để cạnh hoặc không để cạnh bảng công tắc đèn, thường thì không để cạnh nhau. Bảng thường đặt gần chỗ dự kiến sẽ cắm điện cho quạt, tivi, đèn bàn…

Độ cao của bảng ổ cắm thường là 0,5m (tính tới mặt trên của bảng). ổ cắmcho tủ đầu giường được đặt thấp hơn ngay cạnh tủ. ổ cắm trong nhà tắm nên để cao trên 1,5m và ở chỗ ít có khả năng bị nước bắn vào.

Dây dẫn điện ở các đèn hoặc ổ cắm thường là dây 1 ruột (để tiết kiệm chiều dài dây từ sau thiết bị điện trở về dây nguội chung). Tiết diện lựa chọn: 1,5mm2 cho đường điện đèn, 2,5mm2 cho đường điện ổ cắm.

Thiết kế hệ thống điện dân dụng đòi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn thận để tránh các sự cố không đáng có trong quá trình sử dụng. Khâu thiết kế rất quan trọng, hi vọng rằng bạn có thể lưu ý những chuyên gia trợ giúp cho mình những vấn đề trên để có được hệ thống điện hoàn hảo.

Hệ thống chống sét đánh thẳng là một trong những thiết bị chống sét có nhiều ưu điểm trong quá trình sử dụng chống sét hiện nay. Việc lắp đặt hệ thống này cũng khá dễ dàng mà mang lại hiệu quả cao trong quá trình vận hành hằng ngày. Dưới đây là những ưu nhược điểm mà chúng tôi đã tổng hợp được.

Cấu hình hệ thống chống sét đánh thẳng

Hệ thống chống sét đánh thẳng là công nghệ chống sét kim cổ điển được ứng dụng trong rất nhiều công trình để bảo vệ thiết bị điện và con người vào những ngày mưa gió, sấm sét. Một hệ thống chống sét đánh thẳng sẽ bao gồm các bộ phận thiết bị chống sét quan trọng sau đây:

Kim thu sét

Chất liệu để làm kim thu sét là thép mạ đồng hoặc đồng thau được đúc bằng inox. Tùy vào cấu trúc của mỗi công trình để người ta lựa chọn chiều dài của kim thu sét cho phù hợp và đảm bảo được chức năng bảo vệ.

Dây dẫn sét

Dây điện dẫn sét được sử dụng để dẫn dòng sét từ đầu kim thu đến các hệ thống tiếp đất, nguyên liệu được sử dụng để làm dây dẫn sét là đồng lá hoặc cáp đồng trần với tiết diện được quy định theo đúng tiêu chuẩn Quốc tế từ 50mm2 đến 75mm2.

Hệ thống tiếp đất

Chức năng của hệ thống tiếp đất là sử dụng để tản dòng điện sét vào trong đất, tránh làm nguy hại đến các thiết bị điện khi đang hoạt động.

Hệ thống tiếp đất bao gồm:

  • Các cọc tiếp đất: thường dài từ 2,4 mét đến 3 mét . Đường kính ngoài thường là 14 – 16mm . Được chôn thẳng đứng & cách mặt đất từ 0,5 đến 1 mét . Khoảng cách cọc với cọc từ 3 đến 15 mét.
  • Dây tiếp đất: thường là cáp đồng trần có tiết diện từ 50 đến 75mm2 dùng để liên kết các cọc tiếp đất này lại với nhau. Cáp này nằm âm dưới mặt đất từ 0,5 đến 1 mét .
  • Ốc siết cáp hoặc mối hàn hóa nhiệt CADWELD: dùng để liên kết dây tiếp đất & các cọc tiếp đất với nhau.

Ưu điểm của hệ thống chống sét đánh thẳng

Hệ thống chống sét đánh thẳng sử dụng công nghệ tiêu tán đám mây điện tích không cho hình thành tia tiên đạo sét. Cấu hình của công nghệ này bao gồm:

Các đầu phát ion dương

Chất liệu để làm đầu phát ion dương là thép mạ đồng hoặc inox có hình dạng như một quả cầu nhiều gai hoặc giống hình một chiếc dù với nhiều gai, hoặc hình cánh dơi nhiều gai.

Dây dẫn sét

Chức năng của dây dẫn sét là dùng để dẫn dòng ion dương từ mặt đất đi lên các thiết bị phát ion dương. Dây dẫn sét thường được làm bằng cáp đồng trần với tiết diện được quy định đạt tiêu chuẩn từ 50mm2 đến 75 mm2.

Hệ thống tiếp đất

Hệ thống tiếp đất được sử dụng để dẫn dòng điện sét vào trong đất. Cấu hình của chúng bao gồm những bộ phận sau:

Các cọc tiếp đất: có độ dài từ 2,4 – 3 m và đường kính từ 14 – 16mm. Cọc tiếp đất được chôn thẳng đứng, cách mặt đất từ 0,5 -1 m và khoảng cách giữa các cọc với nhau là từ 3 – 15 m.

Dây tiếp đất là dây cáp đồng trần với tiết diện từ 50 – 75 mm2 được sử dụng để liên kết các cọc tiếp đất lại với nhau. Độ sâu của cáp là từ 0,5 – 1m. Yêu cầu kỹ thuật khi lắp cáp là nối cáp thành một mạch vòng kín trước khi nối với dây dẫn sét.

Ốc siết cáp hoặc mối hàn hóa nhiệt cadweld có chức năng liên kết dây tiếp đất và các cọc tiếp đất với nhau.

Các hệ thống chống sét này đã được đưa vào một số tiêu chuẩn chống sét mà không thông qua các thử nghiệm trên chúng cũng như cho người tiêu dùng. Với một hệ thống chống sét đánh thẳng bạn sẽ không phải bận tâm nhiều đến việc bảo vệ các thiết bị của mình trong mùa mưa bão.

1. Bóng đèn Led Bulb 9W

  • Mức giá rẻ và rất rẻ có lẽ là điểm nổi bật lớn nhất và cũng là duy nhất của sản phẩm này
  • Nếu bạn mua một bộ 10 chiếc thì giá chỉ khoảng 230k tức là 23k cho một bóng
  • Đặc biệt nó được bảo hành 12 tháng, kèm thời gian sáng khoảng 30.000 giờ. Rõ ràng đây là một sự lựa chọn vô cùng tiết kiệm!
  • Tuy nhiên công suất 9W nhưng độ sáng không được như mong muốn, đặc biệt khi so với đèn của Philips cùng công suất thì nó chỉ sáng bằng khoảng 2/3 thôi!

Nếu bạn có nhu cầu mua bóng về với mục đích thắp điện trang trí, đèn cầu thangđèn âm trầnđèn vườn thì đây là một sự lựa chọn phù hợp. Trong trường hợp bạn muốn dùng để đọc sách, học bài thì không nên chọn vì ánh sáng hơi yếu!

2. Bóng đèn LED Philips 5W Ecobright Bulb E27 6500K A60

  • Thương hiệu uy tín, chất lượng đảm bảo, bảo hành chính hãng 2 năm là những ưu điểm nổi bật nhất của sản phẩm này
  • Bóng đèn tròn Philips công suất chỉ 5W nhưng yên tâm, độ sáng của nó đủ để làm cho bạn ngạc nhiên
  • Nó có thể hoạt động ở điện áp 48V đến 250V, nên phù hợp với cả máy phát điện thông thường và không lo cháy trong trường hợp điện áp không ổn định
  • Bóng đáp ứng tốt nhu cầu dùng để đọc sách, chiếu sáng một căn phòng nhỏ
  • Đặc biệt: Sản phẩm có mức giá vô cùng hợp lý so với chất lượng và chế độ bảo hành, chỉ 100k cho 3 bóng!

Nói chung đây là một sản phẩm rất đáng mua trong tầm giá. Nếu bạn cần một chiếc đèn để đọc sách, chiếu sáng phòng ngủ, cầu thang, phòng vệ sinh hay phòng bếp thì đây là một lựa chọn cực kỳ hợp lý.

3. Bóng đèn LED tròn Philips 9W 3 cấp độ sáng

  • Mang trong mình tất cả ưu điểm của thương hiệu Philips:
  • Thiết kế đẹp, hiện đại
  • Độ hoàn thiện tốt
  • Tiết kiệm điện
  • Tuổi thọ cao
  • Bảo hành chính hãng 2 năm
  • Công suất 9W độ sáng đủ đáp ứng tốt nhu cầu dùng làm đèn bàn, đèn đọc sách, đèn học tập cho con. Nói chung hầu như tất cả khách hàng đều rất hài lòng về độ sáng của chiếc bóng đèn này!
  • Điểm nổi bật lớn nhất của sản phẩm này là nó có khả năng hoạt động ở 3 mức độ chiếu sáng khác nhau, từ đó giúp đáp ứng một cách linh hoạt các nhu cầu khác nhau. Việc chuyển đổi giữa các chế độ cũng vô cùng đơn giản: Bạn chỉ cần bật, tắt công tắc nhiều lần cho đến khi đèn ở chế độ bạn muốn là ok!
  • Có điều điện áp hoạt động của nó không được linh hoạt như cái bên trên, nên nếu nhà bạn có nguồn điện không ổn định thì nên sử dụng ổn áp để đảm bảo độ bền của nó.

Một bóng đèn tròn LED 9W có giá khoảng 100k thì cũng đắt hơn so với mặt bằng chung, nhưng nếu xem xét đến những gì mà nó mang lại thì đây là một sản phẩm đáng tiền!

4. Bóng đèn LED Nanolight

  • Thương hiệu uy tín chuyên sản xuất các sản phẩm đèn điện như: bóng đèn điện LED, đèn pin, đèn diệt muỗi…
  • Các sản phẩm của họ được sản xuất tại Trung Quốc
  • Ưu điểm:
  • Thiết kế đẹp
  • Độ hoàn thiện tốt
  • Độ sáng cao
  • Tuổi thọ lên tới 25.000h, tức khoảng 20 năm (Tất nhiên bạn phải sử dụng đúng điện áp mà nhà sản xuất khuyến nghị)
  • Có nhiều mức công suất cho bạn lựa chọn: 3, 5, 7, 9, 15W
  • Có loại ánh sáng trắng và trắng vàng, giúp đáp ứng tốt nhiều nhu cầu khác nhau
  • Nhược điểm:
  • Giá cao hơn so với hàng trôi nổi trên thị trường, nhưng vẫn rẻ hơn hàng Philips cùng công suất
  • Hiện sản phẩm chưa được bảo hành chính hãng tại Việt Nam.

5. Bóng Đèn LED bulb COMET

  • Thương hiệu Việt Nam, sản xuất tại Trung Quốc hoặc Việt Nam
  • Bảo hành chính hãng 2 năm
  • Tuổi thọ 25.000h
  • Thiết bị chiếu sáng này mức giá vô cùng hợp lý, thậm chí là bình dân. 2 bóng 20W giá khoảng 200k, rẻ hơn rất nhiều so với của Philips và Nanolight
  • Thiết kế đẹp, chắc chắn, hoàn thiện tốt
  • Độ bền được nhiều người đánh giá tốt
  • Độ sáng cao hơn rất nhiều so với bóng compact, huỳnh quang cùng công suất. Mình từng dùng một chiếc 40W thì thấy nó có độ sáng “kinh hồn”, bằng 2 bóng compact 50W luôn!
  • Nhiều mức công suất cho bạn chọn: 3W, 5W, 15W thậm chí 20, 30, 40W có hết!
  • Có điều bóng vẫn nóng khá nhiều so với hàng của Philips.

Với những mẫu bóng đèn LED tròn trên mỗi loại lại có những ưu nhược điểm riêng để bạn có thể lựa chọn cho từng mục đích sử dụng của mình sao cho phù hợp nhất. Bạn có thể lựa chọn xem các sản phẩm bóng đèn chiếu sáng khác để tham khảo về mẫu mã và kiểu dáng cho mình. Chúc các bạn có được một hệ thống chiếu sáng hoàn hảo.

Sử dụng hệ thống đèn chiếu sáng để trang trí đang là xu hướng sử dụng của nhiều người dân hiện nay. Được sử dụng nhiều nhất trong số đó phải kể đến mẫu đèn led âm trần. Đây là loại đèn giúp bạn có thể tân dụng được việc biến hóa ánh sáng trong phòng của mình triệt để.

Với một không gian hiện đại, mang hơi hướng Tây Âu thì việc sử dụng các loại đèn huỳnh quang và các đèn sợi đốt thật thiếu tính thẩm mỹ và kém phần sang trọng. Ngược lại, đèn led âm trần cũng như các loại đèn led khác là thiết bị chiếu sáng rất phù hợp với trần gỗ, trần thạch cao, vừa có khả năng chiếu sáng tốt lại vừa có ứng dụng trang trí . Chính vì thế, đèn Led âm trần là một trong những loại thiết bị điện trang trí trong nhà phổ biến nhất hiện nay.

Lý do nên sử dụng đèn led âm trần

Đèn led âm trần siêu tiết kiệm điện, độ bền cao do vỏ đèn được sản xuất từ nhựa cao cấp, không chứa các chất độc hại như chì, thủy ngân nên rất an toàn khi sử dụng. Ánh sáng do đèn phát ra là hoàn toàn liên lục, bảo vệ cho đôi mắt của bạn không bị mỏi. Song công suất của đèn lại cực kỳ nhỏ, lượng nhiệt sinh ra không đáng kể, đảm bảo cho trần nhà làm bằng chất liệu gỗ không bị nóng, nứt.

Mặc dù giá thành của đèn led âm trần có cao hơn các loại đèn thông thường song nếu tính về lâu dài lại cực kỳ tiết kiệm và hợp lý. Bạn có thể tiết kiệm một khoản tiền điện hàng tháng, không lo về việc thay thế bảo dưỡng vì đèn led âm trần siêu bền. Chỉ trong thời gian ngắn, bạn đã thu hồi được vốn đầu tư trước đó.

Ưu điểm khi sử dụng đèn led âm trần

Tính thẩm mỹ

Với sự phát triển của cuộc sống ngày nay, yêu cầu sử dụng đèn chiếu sáng cũng ngày càng cao hơn. Bên cạnh việc quan tâm đến chất lượng chiếu sáng người ta còn quan tâm đến tính thẩm mỹ của sản phẩm. Chính vì lí do đó, rất nhiều loại đèn được ra đời với thiết kế vô cùng tinh tế.

Tính phổ biến

Tại các dự án nhà ở, chung cư, tòa nhà…thường được lắp đặt ở trần nhà, ban công, hành lang, phòng ăn, phòng ngủ…thay cho bóng sợi đốt hay bóng đèn compact. Sản phẩm có nhiều ưu điểm vượt trội cho bạn khi sử dụng.

Ưu điểm nổi bật

Đèn led âm trần chất lượng được sản phẩm dựa trên những ưu điểm của bóng đèn cao cấp: cho ánh sáng tốt, màu sắc đa dạng, tiết kiệm điện năng, độ hoàn màu tốt, tuổi thọ cao từ 30.000h – 50.000h tuỳ theo loại chip LED

Tiết kiệm điện năng

Đèn led âm trần giúp bạn tiết kiệm điện năng một cách tối đa, tiết kiệm 70 – 90% lượng điện tiêu thụ do hệ số công suất trên 75% – 100% so với các loại đèn truyền thống chỉ đạt 10% – 50% . Đồng thời các thiết bị làm mát trong nhà như máy điều hòa cũng sẽ được giảm thiểu tối đa điện năng nhờ hệ thống tản nhiệt của đèn.

Bảo vệ môi trường

Đèn led âm trần thân thiện với môi trường và có lợi cho sức khỏe. Do không chứa chì và thủy ngân nên đèn led âm trần rất thân thiện với môi trường. Đồng thời LED không chứa các tia bức xạ, tia cực tím có hại cho sức khỏe con người. Khi hoạt động, không có các tia nháy thường xuyên, không hại mắt, rất phù hợp sử dụng khi làm việc, nghiên cứu trong thời gian dài.

Những ưu điểm khi sử dụng đèn led âm trần đã giúp thiết bị điện này chiếm được lòng của nhiều người sử dụng hiện nay. Ngoài ra hiệu suất chiếu sáng của đèn LED âm trần rất tốt. Ở cùng một mức tiêu thụ điện năng, đèn LED âm trần phát ra ánh sáng có cường độ lớn hơn so với đèn sợi đốt hay đèn huỳnh quang.

Ổ cắm điện âm tường đã và đang là sự lựa chọn của nhiều người dân hiện nay trong quá trình lắp đặt đường dây điện cho mình. Những ưu điểm mà nó mang lại thực sự rõ rệt hơn các loại cũ trước đây, kèm theo đó là tăng độ thẩm mỹ cho ngôi nhà của bạn. Vậy để giúp các bạn trong vấn đề ổ cắm điện âm tường lắp đặt sao là chuẩn nhất chúng tôi đã tổng hợp được những ý kiến dưới đây, mong các bạn xem qua.

Lắp đặt ổ cắm điện âm tường

Quan trọng nhất trong việc đảm bảo an toàn cho con người chính là biết cách lắp ổ cắm điện âm tường chuẩn kỹ thuật. Tuy nhiên trước tiên bạn phải thực hiện một khâu không kém phần quan trọng đó là chọn mua cho mình một ổ cắm chất lượng.

Cách chọn ổ cắm điện âm tường

Ổ cắm điện điện âm tường Schneider chính là thương hiệu công tắc ổ cắm mà quý khách hàng nên lựa chọn cho các công trình của gia đình mình. Sản phẩm này không chỉ có chức năng đơn thuần là kết nối hệ thống điện với các thiết bị điện mà tạo hiệu quả thẩm mỹ cao cho những vị trí lắp đặt nó, giúp nâng tầm phong cách của căn phòng.

Ngay ở giai đoạn xây thô công trình thì chủ đầu tư đã phải quan tâm đến việc lựa chọn công tắc ổ cắm điện. Lựa chọn kích thước và hình dáng của ổ cắm là phụ thuộc vào sở thích cũng như kiểu thiết kế công trình. Khi mua ổ cắm điện âm tường bắt buộc phải có đầy đủ 3 chi tiết bao gồm: đế, hạt ổ cắm và nắp che. Có 2 kiểu hình dáng ổ cắm phổ biến nhất là dạng vuông và dạng chữ nhật. Để trả lời cho câu hỏi ổ cắm điện âm tường loại nào tốt của các bạn chúng tôi xin đưa ra một vài gợi ý các sản phẩm uy tín của những nhãn hiệu như : ổ cắm điện âm tường sinopanasonic, clipsal, lioa

Sự đa dạng trong các thiết kế ổ cắm điện âm tường đã giúp cho khách hàng được linh hoạt và thoải mái lựa chọn được sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng.

Các bước lắp đặt ổ cắm điện âm tường

Chuẩn bị dụng cụ: găng tay bảo hộ, ổ cắm điện âm tường bao gồm đế và mặt, bút thử điện, kìm cắt

Tiến hành lắp đặt:

Ngắt điện: Ngắt toàn bộ hệ thống điện để đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình lắp đặt. Chỉ kết nối nguồn điện sau khi đã thực hiện lắp đặt xong để kiểm tra. Đeo gang tay bảo hộ và đi dép cao su để đề phòng sự cố hở điện.

Tại ví trí tường đã khoét sẵn lỗ, đặt đế ổ cắm vào đúng vị trí và dùng tua vít xoáy chặt 4 cạnh của đế chắc chắn vào trong tường.

Sử dụng kìm để cắt và tước một đoạn dây điện, xoắn nhỏ các dây đồng lại với nhau và vặn chặt vào đúng vị trí. Ấn dây đồng lọt sâu xuống dưới lỗ cố định ở đế ổ cắm và dùng tua vít vặn chặt lại. Đảm bảo không để dây đồng trần lộ ra bên ngoài nhằm ngăn chặn hiện tượng chập cháy điện. Trong quá trình thực hiện hạn chế tác động lực mạnh công tắc điện âm tường để tránh nứt vỡ.

Đưa chi tiết ổ cắm vào đế âm tường và dùng tua vít siết chặt ốc lại để cố định. Nếu sử dụng loại có màn che thì lắp thêm màn che vào là quá trình lắp đặt ổ cắm điện âm tường đã hoàn thành.

Cuối cùng là bật cầu dao điện, dùng bút thử điện để kiểm tra xem ổ cắm đã có điện hay chưa. Nếu chưa vào điện thì phải tháo nắp ổ cắm ra để kiểm tra việc đấu nối dây có xảy ra vấn đề gì không?

Một trong những cách để bảo quản thiết bị điện của bạn để sử dụng được lâu dài và hiệu quả thì đó chính là việc vệ sinh chúng sao cho hợp lý và đúng kỹ thuật. Thiết bị điện phòng khách phòng ngủ là những thiết bị đòi hỏi bạn phải thực hiện việc này thường xuyên để mang lại thẩm mỹ trong nhà, và tránh những thiết bị này gặp vấn đề trong quá trình sử dụng. Dưới đây là những cách đơn giản mà chúng tôi muốn gửi đến các bạn.

Công việc này tuy không khó nhưng không phải ai trong số chúng ta cũng biết bởi vì vệ sinh theo nghĩa thông thường là quét dọn, lau chùi, sắp xếp gọn gàng, nhưng như thế là chưa đủ. Nếu bạn muốn gian phòng của mình sạch sẽ để bạn luôn có bầu không khí tươi mới, không ô nhiễm, tốt cho sức khỏe của cả gia đình mình thì hãy tham khảo một vài cách mà chúng tôi đưa ra dưới đây để làm sạch các thiết bị điện, điện tử mà bạn sử dụng hàng ngày.

1. Vệ sinh các thiết bị điện chiếu sáng

Đèn là thiết bị điện phòng khách và phòng ngủ. Bạn sẽ thấy càng loại đèn chùm trang trí với kết cấu phức tạp sẽ là nơi hứng bụi nhiều nhất. Bạn hãy dùng bóng cao su thổi khí để làm sạch các ngóc ngách. Với các bề mặt dễ lau, bạn hãy dùng bàn chải lông mềm, kết hợp giẻ sạch để lau bụi. Một vài vết bẩn cứng đầu do bụi lưu cữu quá lâu kết hợp độ ẩm khiến chúng kết lại, bạn đừng lo, một miếng vải mềm tẩm chút xăng (hoặc kem đánh bóng can na) là có thể đánh bay. Lưu ý đặc biệt là nên ngắt điện trước khi làm bạn nhé.

2. Vệ sinh các thiết bị điện lạnh

Điều hòa là thiết bị phổ biến, theo khuyến cáo nhà sản xuất thì bạn nên tháo tấm lọc bụi để vệ sinh thường xuyên. Nếu bạn quá bận bịu, cố gắng 1 tháng 1 lần, việc tháo ra rất đơn giản, sau đó bạn có thể dùng vòi xịt ở bồn cầu để xịt bay bụi bẩn kết hợp bàn chải đánh sạch. Bạn cũng dùng khăn mềm lau sạch bên ngoài. Mỗi năm ít nhất bạn cần gọi thợ để bảo dưỡng và vệ sinh tổng thể điều hòa 1 lần, nó sẽ luôn làm cho tuổi thọ máy lạnh nâng cao và tiết kiệm năng lượng nữa.

3. Vệ sinh quạt

Ngày nay có rất nhiều các loại quạt khác nhau, từ quạt cánh truyền thống, đến quạt không cánh, quạt hơi nước và cả quạt kết hợp đèn trang trí. Nguyên tắc chung bạn cần tháo lồng bảo vệ, tháo cánh rồi vệ sinh lần lượt. Bạn cũng nên nhỏ thêm vài giọt dầu nhờn vào bộ phận chuyển động, nó thực sự hữu ích. Với các loại quạt hơi nước bạn cần tháo bình chứa nước , nếu có thể bạn cũng cần tháo cả ống dẫn nước để vệ sinh quạt điện sạch sẽ, nó sẽ khiến hơi mát không có mùi hôi và không khí luôn sạch sẽ.

Với quạt trần bạn hãy lau sạch bụi bám trên cánh và vệ sinh đèn chùm (nếu có) như trên. Việc tháo lắp vệ sinh quạt trần thường khó khăn và phức tạp hơn bình thường, tuy nhiên bạn nên đọc thêm hướng dẫn sử dụng bảo quản của nhà sản xuất hoặc nếu cần nên thuê thợ điện để bảo đảm án toàn và đúng cách.

Đôi khi phòng ngủ trang bị quạt thông gió, bạn hãy tháo khung quạt vệ sinh bằng bàn chải và nước, cánh quạt bạn hãy dùng khăn ẩm để lau bụi.

4. Vệ sinh thiết bị điện tử

Thiết bị điện tử có khá nhiều ở cả phòng khách và phòng ngủ. Bạn sẽ có tivi, máy tính, ipad, loa và âm ly,… Bạn yên tâm bởi nó không khó để làm sạch, bạn hãy làm theo cách của chúng tôi:

– Tivi: Bạn chỉ cần có một bộ dụng cụ vệ sinh màn hình gồm: nước xịt, khăn mềm, bóng xịt khí và chổi. Hãy xịt nước vệ sinh vào khăn rồi lau nhẹ nhàng màn hình. Với vỏ bạn lau sạch bằng khăn mềm.

– Máy tính, Ipad: Bạn làm như với tivi để vệ sinh màn hình. Nếu bạn có hiểu biết về kỹ thuật bạn hãy tháo vỏ CPU và làm sạch quạt gió, nó sẽ làm tăng tuổi thọ cho Chip máy tính. Còn bàn phím thì sao, hãy dùng chổi và bóng xịt khí để làm sạch các khe bàn phím, cuối cùng một chiếc khăn mềm là rất hữu ích để lau lại toàn bộ tổng thể.

– Loa và âm ly: Bóng xịt, chổi là dụng cụ nên dùng để làm sạch các khe và hốc. Với loa thùng, bạn cũng có thể tháo vỏ ra rồi lau chùi nhẹ nhàng bên trong, lưu ý hết sức cẩn thận để tránh làm ảnh hưởng đến màng loa nhé.

Chúng tôi tin rằng, bạn làm đúng cách, phòng khách, phòng ngủ nhà mình không chỉ sạch, đẹp mà còn giữ gìn sức khỏe rất tốt cho gia đình mình nữa.

Zalo
Phone