Khác

Bộ phát áp, bộ xuất dòng 4-20mA, 0-10Vdc.

Bộ phát áp, bộ xuất dòng 4-20mA, 0-10VdcBộ tạo dòng 4-20mA, bộ tạo áp 0-10vdc, 0-5VDC, 0-10Vdcbộ tạo dòng 4-20mA, bộ out dòng, áp 0-10vdcxuất 0-20mA.

Bộ phát áp, bộ xuất dòng 4-20mA, 0-10Vdc, Là bộ xuất điện áp từ 0-10VDC, 0-5VDC, hoặc xuất ra tín hiệu dòng điện (analog) 0-20mA, 4-20mA. Dùng làm tín hiệu để diều khiển các thiết bị tuyến tính.

Có thể thay đổi tín hiệu ngõ ra một cách dễ dàng thông qua các thông số cài đặt. Có màm hình led hiển trực quang.

Về bản chất đây là bộ điều khiển nhiệt độ nhưng có thêm ngõ ra transmitter (4-20mA hoặc 0-10vdc). Sử dụng ngõ ra này có thể làm bộ chuyển đổi tín hiệu từ các loại cảm biến nhiệt độ Pt100, K, R, S đến các tín hiệu analog 0-10vdc hoặc 4-20mA, tín hiệu áp suất, độ ẩm, tốc độ, khoảng cách…

Bộ điều khiển có thể bù trừ sai số ngõ vào và ngõ ra một cách dễ dàng.

Bộ điều khiển có thêm hai ngõ ra Alarm. Sử dụng nó làm các cảnh báo khi gặp các ứng dụng yêu cầu.

Bộ phát áp, bộ xuất dòng 4-20mA, 0-10Vdc.

Bộ phát áp, bộ xuất dòng 4-20mA, 0-10Vdc

Bộ phát áp, bộ xuất dòng 4-20mA, 0-10Vdc

Về nguyên tắc sử dụng bộ phát dòng, phát áp là cài đặt đồng hồ cho phép tramsmitter theo giá trị SV (giá trị cài đặt). Nếu làm bộ chuyển đổi thì khai báo trasmitter theo giá trị PV (giá trị ngõ vào nhiệt hoặc analog). Khai báo phạm vi (ví dụ 0-100 chẳng hạn), thì khi ta cài đặt là 0 thì ngõ ra là 4mA, hoặc 0Vdc, khi ta cài là 100 thì ngõ ra là 20mA hoặc 10Vdc.

Sản phẩm có nhiều kích thước lựa chọn (48×48, 72×72, 96×96, 96×48, 48×96).

Thông số kỹ thuất Bộ phát áp, bộ xuất dòng 4-20mA, 0-10Vdc.

  • Điện áp: 100-240VAC, 24VDC.
  • Ngõ vào: 4~20mA, 0~10VDC, 0~5VDC, TC (K, R, S…) PT100.
  • Ngõ ra điều khiển: 4~20mA, 0~10VDC, 0~5VDC, SSR, RELAY. (khi sử dụng làm bộ điều khiển PID).
  • Transmitter: 4~20mA, 0-10Vdc (dùng làm bộ chuyển đổi, bộ xuất dòng, áp).
  • Cảnh báo: 1,  2,  3 Alarm.
  • Truyền thông: RS485 (Có phần mềm miễn phí quản lý tất tần tật về các thông số, report, biểu bồ, excel…).

Về chức năng bộ điều khiển.

Là bộ điều khiển nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, điều khiển van tuyến tính, van điều khiển on off, điều khiển servo van, điều khiển nhiệt độ theo thời gian, chương trình, theo phân đoạn nhiệt.

Bộ xuất dòng 4-20mA, 0-20mA, xuất áp 0-10VDC.

Thiết kế chuyên dùng, hiển thị leb 6 kiểu hiển thị, điều chỉnh ngõ ra bằng biến trở tinh chỉnh 10 vòng, cho ngõ ra analog có độ phân giải cao.

Thiết bị sử dụng nguồn nuôi 24VDC. ngõ ra 2 chân độc lập.

Bộ xuất áp 0-10vdc, xuất dòng 4-20mA

Bộ xuất áp 0-10vdc, xuất dòng 4-20mA.

Bộ tạo dòng kiểu biến trở ngõ ra 4-20mA.

Bộ phát áp, bộ xuất dòng 4-20mA, 0-10Vdc

Bộ phát áp, bộ xuất dòng 4-20mA.

Jack cắm, ổ cắm, phích cắm, giắc cắm điện 10 chân, connector.

Các loại Jack cắm điện,  cắm điện, phích cắm điện, giắc cắm điện, rắc cắm điện, ổ cắm công nghiệp, phích cắm công nghiệp, socket cắm điện công nghiệp 10 chân, 3 chân, 4 chân, 5 chân, 6 chân, 7 chân, 8 chân, 9 chân, 10, 11, 12, 14, 15, 12 chân, 13 chân, 14 chân, 15 chân, 16 chân, 17 chân, 18 chân, 19 chân, 20 chân, 21 chân, 22 chân, 23 chân, 24 chân, 25 chân, 26 chân, 27, 32 chân, 37 chân, 64 chân. Jack cắm điện ngoài trời kín nước.

Jack cắm được sử dụng trong các tủ điện, tủ điều khiển, dùng trong ngành chế tạo máy móc, nhờ jack cắm mà chúng ta kết nối các dây tín hiệu, dây nguồn vào trong tủ điện một cách nhanh chóng, đảm bảo không sợ nhầm lẫn các đầu dây, vì trong các jack có các ngàm cố định, không thể xoay hướng khác. Ngoài ra còn có các loại jack dùng để nốt các dây tín hiệu với nhau (jack nối).

– Dòng định mức: 10A, 5A~60A.

– Vật liệu: Hộp kim nhôm, chống oxy hóa,

IP: 55, 67 jack cắm chống nước, sử dụng ngoài trời, không lo về nước.

– Tiếp điểm: Đồng.

– Nối dây: Kiểu hàn, domino.

– Thương hiệu: SinocontecMaojwei. – Hai thương hiệu là một

– Hàng China: thương hiệu, tiêu chuẩn Quốc Tế và chất lượng cao

>> Tài Liệu Jack loại tròn

>> Tài Liệu Jack nhà binh

>> Tài Liệu Jack Vuông – Heavy Duty

Cùng điểm qua một số thông tin và quy trình sản xuất của jack cắm qua video bên dưới, để chúng ta yên tâm hơn khi sử dụng sản phẩm.

Hàng chất lượng thể hiện qua sự sắc sảo của sản phẩm.

Ổ cắm điện công nghiệp, ổ cắm công nghiêp

Trên tay Ổ cắm điện công nghiệp, ổ cắm công nghiêp 31 chân.

Phích cắm điện công nghiệp, phích cắm công nghiệp

Một loại phích cắm công nghiệp 7 chân phi 40mm, 50A-400V, 20A-250V.

Video kiểm tra sản phẩm ngâm trong nước muối đậm đặc trong 25 ngày.

Sản phẩm sau 25 ngày ngâm trong nước muối.

Rắc cắm không bị gỉ và ăn mòn khi tiếp xúc muối.

Rắc cắm không bị gỉ và ăn mòn khi tiếp xúc muối.

Jack cắm điện, ổ cắm điện, phích cắm điện, giắc cắm điện.

1. Jack cắm điện công nghiệp kiểu 16M.

– Khoét lỗ tủ 16mm.

– Dòng định mức tùy vào số chân (bảng tra trong hình).

– Số chân có sẵn: 2 chân, 3 chân, 4 chân, 5 chân, 6 chân, 7 chân, 8 chân, 9 chân, 10 chân.

IP: 55

– Nhiệt độ: -20~85 độ C.

Jack cắm, ổ cắm, phích cắm, giắc cắm điện 10 chân

Ổ cắm công nghiệp kiểu 16M.

Thay thế cho: PLT-164, PLT-168

2. Jack cắm điện công nghiệp ngoài trời kiểu 19M.

– Lỗ tủ 19mm.

– Dòng định mức trên hình.

IP 55 – ổ cắm điện xài ngoài trời.

– Số chân có sẵn 3 chân, 4 chân, 5 chân.

Chui cắm điện chống nước kiểu 19M

Chui cắm điện chống nước kiểu 19M.

Đối với loại này chỉ có kiểu input, đầu đực gắn tủ. thay thế tương đương cho PLT-193, PLT-194, PLT-195 Apex.

3. Phích cắm điện kiểu 25M.

– Khoét lỗ tủ 25mm.

– Dòng định mức tùy vào số chân (bảng tra trong hình).

– Số chân có sẵn: 2 chân, 3 chân, 4 chân, 5 chân, 6 chân, 8 chân.

IP: 55

– Nhiệt độ: -20~85 độ C.

phích cắm công nghiệp, phích cắm điện công nghiệp kiểu 25M.

phích cắm công nghiệp, phích cắm điện công nghiệp kiểu 25M.

Thay thế cho PLT-253, PLT-254, PLT-255, PLT-256.

4. Phích cắm điện kiểu 30M.

– Khoét lỗ tủ 30mm.

– Dòng định mức tùy vào số chân (bảng tra trong hình).

– Số chân có sẵn: 4 chân, 8 chân.

IP: 55

– Nhiệt độ: -20~85 độ C.

Jack cắm điện, ổ cắm điện, phích cắm điện, giắc cắm điện kiểu 30M

Jack cắm điện, ổ cắm điện, phích cắm điện, giắc cắm điện kiểu 30M.

Jack cắm, ổ cắm, phích cắm, giắc cắm điện kiểu 30M.

5. Ổ cắm điện kiểu 40M.

– Khoét lỗ tủ 40mm.

– Dòng định mức tùy vào số chân (bảng tra trong hình).

– Số chân có sẵn: 4 chân, 6 chân.

IP: 55

– Nhiệt độ: -20~85 độ C.

Đầu nối dây điện kiểu 40M.

Đầu nối dây điện kiểu 40M.

6. Phích cắm điện công nghiệp kiểu 20P.

Khoét lỗ tủ 20mm.

– Dòng định mức: 25A – 4 Pin, 10A -7 pin.

– Số chân có sẵn:  4 chân, 7 chân.

IP: 55.

– Nhiệt độ: -20~85 độ C.

Phích cắm điện công nghiệp phi 20mm

Phích cắm điện công nghiệp phi 20mm.

Thay thế cho PLS-204, PLS-207.

7. Jack cắm điện kiểu 24P.

– Khoét lỗ tủ 24mm.

– Dòng định mức 5A.

– Số chân có sẵn:  10 chân.

IP: 55

– Nhiệt độ: -20~85 độ C.

Chui cắm điện nhiều chân.

Chui cắm điện nhiều chân.

Thay thế: PLS-2410

8. Ổ cắm điện kiểu 28P.

– Khoét lỗ tủ 28mm.

– Dòng định mức: 10 pin -20A, 12~17 pin 10A, 19~26 pin 5A

– Số chân có sẵn: 10 chân, 12 chân, 17 chân, 20 chân, 26 chân.

IP: 55

– Nhiệt độ: -20~85 độ C.

Jack cắm điện, ổ cắm điện, phích cắm điện, giắc cắm điện

Đầu nối điện kín nước 28P.

Thay thế PLS-28-10, PLS-2817, PLS-2820…

9. Ổ cắm công nghiệp kiểu 40P.

– Khoét lỗ tủ 40mm.

– Dòng định mức:  4 chân 80A, 5 chân 50A, 7 chân 50A

– Số chân có sẵn: 4 chân, 5 chân, 7 chân

IP: 55

– Nhiệt độ: -20~85 độ C.

Ổ cắm công nghiệp kiểu 40P

Ổ cắm công nghiệp kiểu 40P.

10. Đầu cắm điện kiểu nhà binh.

– Số chân: 4 chân, 5 chân, 6 chân, 7 chân, 8 chân, 9 chân, 10 chân, 14 chân, 17 chân, 19 chân, 22 chân, 24 chân, 26 chân, 37 chân.

– Dòng định mức: 13A

IP: 55.

– Nhiệt độ: -55~125 độ C.

Cấu tạo ổ cắm công nghiệp kiểu nhà binh

Cấu tạo ổ cắm công nghiệp kiểu nhà binh.

Jack cắm kiểu quân đội.

Jack cắm điện, ổ cắm điện, phích cắm điện kiểu quân đội.

11. Jack cắm điện, ổ cắm điện, phích cắm điện, giắc cắm kín nước.

– Số chân:  6 chân .

– Dòng định mức: 10A

IP: 67.

– Khoét lỗ: Phi 22mm

Phích cắm điện công nghiệp kín nước IP67.

Phích cắm điện công nghiệp kín nước IP67.

12. Phích cắm điện chống nước vuông 5 và 8 chân.

– Dòng định mức: 10A.

IP: 55.

– Kích thước 4 lỗ ốc: Rộng 32mm, Dài 70mm.

– Kết nối PG11

Đầu nối điện công nghiệp 5 chân và 8 chân.

Đầu nối điện công nghiệp 5 chân và 8 chân.

13. Jack cắm điện công nghiệp vuông 6 chân.

Model:

H6B-SE-2B-PG13.5

HE-006-M/F

H6B-BK-1L -S

– Dòng định mức: 16A.

IP: 55.

– Kích thước 4 lỗ ốc: Rộng 32mm, Dài 70mm.

Rắc cắm vuông 6 chân.

Jack cắm điện, ổ cắm điện, phích cắm điện loại vuông 6 chân.

14. Đầu nối dây điện kín nước loại vuông 10 chân.

Model:

H10B-SE-2B-PG16

H10B-BK-1L-S

HE-10-M/F

– Dòng định mức: 16A.

IP: 55.

– Kích thước 4 lỗ ốc: Rộng 32mm, Dài 83mm

Giắc cắm điện loại vuông 10 chân.

Giắc cắm điện loại vuông 10 chân.

15. Phích cắm điện loại vuông 16 chân.

Model:

H16B-SE-2B-PG21

H16B-BK-1L-S

HE-016-M/F

– Dòng định mức: 16A.

IP: 55.

– Kích thước 4 lỗ ốc: Rộng 32mm, Dài 103mm

Ổ cắm công nghiệp 16 chân

Ổ cắm công nghiệp 16 chân.

.

Thay thế mã tương đương các hãng khác PLP-116A-16B, PLP-116A-16C, PLP-116A-16M, PLP-116A-16F.

16. Chui cắm điện công nghiệp loại vuông 24 chân.

Model:

H24B-SE-4B-PG21

H24B-BK-2L-S

HE-024-M/F

– Dòng định mức: 16A.

IP: 55.

– Kích thước 4 lỗ ốc: Rộng 32mm, Dài 130mm.

Phích cắm công nghiệp 24 chân.

Phích cắm công nghiệp 24 chân.

Thay thế tương đương hãng khác Jack cắm điện, ổ cắm điện, phích cắm điện, giắc cắm điện PLP-124A-24B, PLP-124A-24C, PLP-124A-24M PLP-124A-24F

17. Đầu nối dây điện vuông 32 chân.

Dòng định mức 16A.

Kiểu chân rời, bấm dây và nhét vào khi sử dụng.

IP: 55.

– Kích thước 4 lỗ ốc: Rộng 32mm, Dài 103mm

Jack cắm công nghiệp kiểu 32 chân

Jack cắm điện, ổ cắm điện, phích cắm điện, giắc cắm điện kiểu 32 chân.

Cùng xem qua viclip để xem cách đấu dây cho loại jack 32 chân.

 

18. Ổ cắm công nghiệp vuông 32 chân.

Dòng định mức 16A.

Kiểu bắt vít.

IP: 55.

– Kích thước 4 lỗ ốc: Rộng 65mm, Dài 110mm

Phích cắm điện công nghiệp 32 chân

Phích cắm điện công nghiệp 32 chân.

19. Phích cắm công nghiệp vuông 64 chân.

Dòng định mức 10A.

Kiểu bắt vít.

IP: 55.

– Kích thước 4 lỗ ốc: Rộng 32mm, Dài 130mm.

Ổ cắm điện công nghiệp 60 chân.

Ổ cắm điện công nghiệp 60 chân.

20. Jack cắm điện, ổ cắm điện, phích cắm điện, giắc cắm điện cho các loại cảm biến – connector.

– Kích thước: M12, M8. sử dụng cho các loại cảm biến.

– Kết nối dây: Domino.

IP: 67.

– Số chân: 3 chân, 4 chân, 5 chân, 6 chân, 8 chân

Dòng điện: 5A.

Chui cắm điện cho sensor.

Jack cắm, ổ cắm, phích cắm, giắc cắm điện cho sensor.

Cáp quang là thiết bị thường được sử dụng nhiều nhất  trong việc truyền tín hiện giữa những điểm cách cách xa nhau. Với đa số người sử dụng chỉ hiểu nôm na cáp quang có tốc độ nhanh, mạnh mẽ hơn cáp đồng. Mà không hiểu rõ bản chất, cấu tạo cáp quang có những gì? Dưới đây là bài viết giúp bạn có thể hiểu rõ được về loại dây dẫn này nếu bạn có ý định tự mua sắm.

Cáp quang là gì?

Cáp quang là sợi cáp làm bằng thủy tinh hoặc nhựa, thường được sử dụng là cáp viễn thông, truyền tải tín hiệu bằng ánh sáng. Cáp quang dài, mỏng thành phần của thủy tinh trong suốt bằng đường kính của một sợi tóc. Chúng được sắp xếp trong bó được gọi là cáp quang và được sử dụng để truyền tín hiệu trong khoảng cách rất xa. Không giống như cáp đồng truyền tín hiệu bằng điện, cáp quang ít bị nhiễu, tốc độ cao (đây là tốc độ truyền dữ liệu, phân biệt với tốc độ tín hiệu) và truyền xa hơn.

Cấu tạo của cáp quang

Cáp quang có cấu tạo gồm dây dẫn trung tâm là sợi thủy tinh hoặc plastic đã được tinh chế nhằm cho phép truyền đi tối đa các tín hiệu ánh sáng. Sợi quang được tráng một lớp lót nhằm phản chiếu tốt các tín hiệu.

Cáp quang gồm các phần sau:

  • Core: Trung tâm phản chiếu của sợi quang nơi ánh sáng đi
  • Cladding: Vật chất quang bên ngoài bao bọc lõi mà phản xạ ánh sáng trở lại vào lõi.
  • Buffer coating: Lớp phủ dẻo bên ngoài bảo vệ sợi không bị hỏng và ẩm ướt
  • Jacket: Hàng trăm hay hàng ngàn sợi quang được đặt trong bó gọi là cáp quang. Những bó này được bảo vệ bởi lớp phủ bên ngoài của cáp được gọi là jacket.

Sợi quang (fiber) bao gồm 2 thành phần là lõi (core) và lớp phản xạ (cladding). Trong đó lõi thường được làm bằng sợi thủy tinh (glass) hoặc nhựa (plastic) dùng để lan truyền ánh sáng; lớp phản xạ có cấu tạo tương tự như lõi, nhưng có chiết xuất nhỏ hơn và bao bọc xung quanh lõi giúp ánh sáng phản xạ trở lại lõi.

Lớp bảo vệ (coating): thường được làm bằng nhựa PVC dùng bảo vệ sợi quang tránh bị trầy xước trong suốt quá trình sản xuất cáp quang.

Lớp ống đệm bảo vệ (buffer) : thường được chia làm 2 loại gồm ống đệm chặt (tight buffer) và ống đệm không chặt (loose buffer).

– Loại ống đệm chặt được làm bằng nhựa dẻo, ít bị tác động của nhiệt, có độ uốn cong tốt nên thường được sử dụng để chế tạo các loại dây đấu nối (patch cord).

– Loại ống đệm không chặt là loại ống bằng nhựa có đường kính lớn hơn đường kính của sợi quang, cho phép chứa nhiều sợi quang bên trong giúp cho sợi quang co giãn tự nhiên khi nhiệt độ của môi trường thay đổi. Ngoài ra, bên trong ống đệm còn có thêm một lớp chất nhờn để ngăn ẩm, chống cháy và giúp làm sạch sợi quang dễ dàng khi cần hàn hoặc bấm đầu nối cáp. Với nhiều ưu điểm trên nên nó thường được dùng trong các đường truyền dẫn cao và trong điều kiện môi trường thay đổi nhiều như ngoài trời.

So sánh cáp quang với cáp đồng:

Phân loại cáp quang

Cáp quang hiện nay có hai loại chính là Multimode (Đa mode) và Singlemode (Đơn mode).

Cáp quang Multimode hiện nay được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng truyền dữ liệu với khoảng cách ≤ 5Km, thường được các doanh nghiệp, cơ quan sử dụng trong các hệ thống mạng nội bộ, truyền thông trong công nghiệp,…

Cáp quang Singlemode là loại cáp có đường kính lõi nhỏ (<10 Micron), truyền được dữ liệu với khoảng cách không giới rất xa, được các đơn vị viễn thông sử dụng để truyền dữ liệu trong hệ thống của họ. Hiện nay các dịch vụ viễn thông hiện nay được rất đông đảo người dân sử dụng nên các nhà cung cấp dịch vụ liên tục phải mở rộng hệ thống truyền dẫn quang của họ để có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng, do vậy đã làm cho cáp quang Singlemode trở nên rất phổ dụng, hạ thành hạ đi rất nhiều.

Cáp quang ngoài trời – Cáp quang trong nhà

Lớp chịu lực (strength members): được làm bằng sợi gia cường “aramid yarn” (Kevlar). Trong quá trình lắp đặt và thi công, lớp chịu lực sẽ bảo vệ cáp quang không bị đứt trước các lực kéo cáp quá lớn.

Lớp vỏ ngoài bảo vệ (jacket): là lớp bảo vệ ngoài cùng, có khả năng chịu va đập, nhiệt và chịu mài mòn cao, bảo vệ phần bên trong tránh ẩm ướt và các ảnh hưởng từ môi trường như các tia hồng ngoại. Lớp vỏ bảo vệ được phân loại theo môi trường sử dụng và tiêu chí chống cháy.

Ưu điểm của cáp quang

  • Mỏng hơn – Cáp quang được thiết kế có đường kính nhỏ hơn cáp đồng.
  • Dung lượng tải cao hơn – Bởi vì sợi quang mỏng hơn cáp đồng, nhiều sợi quang có thể được bó vào với đường kính đã cho hơn cáp đồng. Điều này cho phép nhiều kênh đi qua cáp của bạn.
  • Suy giảm tín hiệu ít – Tín hiệu bị mất trong cáp quang ít hơn trong cáp đồng.
  • Tín hiệu ánh sáng – Không giống tín hiệu điện trong cáp đồng, tín hiệu ánh sáng từ sợi quang không bị nhiễu với những sợi khác trong cùng cáp. Điều này làm cho chất lượng tín hiệu tốt hơn.
  • Sử dụng điện nguồn ít hơn – Bởi vì tín hiệu trong cáp quang giảm ít, máy phát có thể sử dụng nguồn thấp hơn thay vì máy phát với điện thế cao được dùng trong cáp đồng.
  • Tín hiệu số – Cáp quang lý tưởng thích hợp để tải thông tin dạng số mà đặc biệt hữu dụng trong mạng máy tính.
  • Không cháy – Vì không có điện xuyên qua Cáp quang, vì vậy không có nguy cơ hỏa hoạn xảy ra.

Nhược điểm của cáp quang

  • Chuyển đổi Quang – Điện: Trước khi đưa tín hiệu điện vào sợi quang, tín hiệu điện phải được biến đổi thành sóng ánh sáng.
  • Dòn, dễ gãy: Sợi quang sử dụng trong viễn thông được chế tạo từ thủy tinh nên dòn và dễ gẫy.
  • Sửa chữa: Kích thước sợi quang nhỏ nên việc hàn nối gặp nhiều khó khăn, muốn hàn nối cần có các thiết bị chuyện dụng, nhân viên kỹ thuật phải có kỹ năng tốt.
  • An toàn thi công: Tín hiệu ánh sáng sử dụng để truyền trong sợi quang là ánh sáng hồng ngoại, nếu để chiếu trực tiếp vào mắt sẽ gây hại cho mắt.

Ứng dụng của cáp quang là gì?

  • Cáp quang dùng truyền tải trong khoảng cách ngắn, thường truyền tải tín hiệu trong các đèn soi trong.
  • Sử dụng truyền tải tín hiệu trong mạng LAN.
  • Ứng dụng phổ biến nhất của cáp quang là dùng để truyền tải tín hiệu mạng xa hàng ngàn KM mà không cần khuếch đại tín hiệu, được dùng rất nhiều trong mạng truyền hình cáp, mạng điện thoại, mạng Internet.

Trên đây là những đặc điểm chi tiết nhất để bạn có thể có được cái nhìn đúng đắng về thiết bị cáp quang hiện nay. Với điểm phân loại này bạn có thể dễ dàng chọn được loại cáp chất lượng cho nhu cầu sử dụng của mình.

Đầu nối cáp quang là một thiết bị thường xuyên được bắt gặp trong việc lắp đặt kết nối mạng hiện nay. Với những ưu điểm của mình hệ thống cáp quang đã và đang dần thay thế vị trí của các hệ thống cũ nhằm mang lại kết nối tốt hơn cho người sử dụng. Và tất nhiên nếu không có thiết bị này sẽ không thể gắn kết mạng ổn định được. Hãy cũng chúng tôi tìm hiểu tất cả đầy đủ nhất về đầu nối cáp quang qua bài viết này.

Tất tần tật về đầu nối cáp quang không phải ai cũng biết

Đầu nối cáp quang là gì?

Đầu nối cáp quang có nhiều thành phần khác nhau nhưng chủ yếu vẫn từ 3 bộ phận chính: Ống nối ferrule, thân đầu nối connector body và khớp nối coupling mechanism. Phần Ferrule ở phía trước có tác dụng giữ thẳng hàng kết nối giữa 2 sợi quang, bộ phần này được giữ bằng một lò xo collar assembly ở bên trong thân đầu nối. Phía cuối đầu nối có một khóa đuôi giúp tang tối đa khả năng chống vặn xoắn và chịu tải khi kéo cáp quang, một chuôi cáp có tác dụng hạn chế uốn cong cáp, bảo vệ và giảm suy hao. Bên ngoài thân đầu nối có vỏ đầu giúp bảo vệ thân đầu nối.

Cấu tạo đầu nối cáp quang

– Ống nối ferrule có cấu trúc rỗng thông thường có dạng hình trụ. Ống được làm từ các nguyên liệu như sứ, kim loại hay nhựa chất lượng cao, với chức năng là giữ chặt sợi quang không để di chuyển.

– Thân đầu nối connector body có cấu trúc hình trụ to được làm từ nhựa hoặc kim loại chứa ống nối, cố định với lớp vỏ ngoài jacket bảo vệ và lớp chịu lực.

– Khớp nối coupling mechanism là một phần của thân đầu nối có nhiệm vụ cố định đầu nối khi kết nối với những thiết bị khác.

1.Các kiểu đầu nối cáp quang

Đầu nối ST

Được phát triển bởi AT&T, đầu nối ST là loại đầu nối “đầu đời” được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong hệ thống cáp quang. Đầu nối ST sử dụng một ống nối bán kính ống nối 2,5 mm theo tiêu chuẩn EIA-604-2 với thân đầu nối làm từ nhựa hay kim loại (thường sử dụng kim loại), được cố định qua khớp nối dạng vặn, nên khi thực hiện kết nối cần chắc chắn đầu nối phải được đưa vào đúng khớp.

Đầu nối SC

Đầu nối SC cũng sử dụng một ống nối có bán kính 2,5 mm theo tiêu chuẩn EIA-604-3, dùng để cố định sợi quang. Khác với đầu nối ST, SC sử dụng cơ chế cắm/rút giúp người dễ dàng và thuận tiên khi thao tác hơn là so với cơ chế vặn xoắn của đầu nối ST. Ban đầu SC không được sử dụng nhiều do chi phí giá thành tương đối cao. Tuy nhiên hiện tại chi phí cho một đầu nối SC đã được giảm đáng kể và do đó đã phổ biến hơn đến người dùng.

Đầu nối LC

Là đầu nối được phát triển bởi hãng Lucient Technologies. LC là một dạng đầu nối nhỏ, sử dụng ống nối với bán kính chỉ 1,25 mm (chỉ bằng 1 nửa so với đầu ST và SC), phần thân đầu nối LC có cấu tạo tương tự đầu nối SC. Sử dụng cơ chế “tai giữ cố định”, đầu nối LC thường được sử dụng trong module quang SFP hoặc kết nối quang có yêu cầu mật độ lớn.

Đầu nối FC

Đầu nối quang FC sử dụng một ống nối có bán kính 2,5 mm, được thiết kế với phần thân có dạng ren, thích hợp trong môi trường có độ rung cao, cần tính ổn định. Đầu FC thường được ứng dụng cho ngành viễn thông, tuy nhiên hiện nay đang dần bị thay thế bởi các đầu nối SC và LC.

Đầu nối MT-RJ

Được phát triển bởi AMP/Tyco và Corning, MT-RJ là đầu nối gồm hai sợi quang bán kính lần lượt 2,5 và 4,4 mm, sử dụng chung một ống nối được làm từ polyme. Cơ chế khớp nối được thiết kế dành cho cáp đồng đôi xoắn, MT-RJ có hai dạng là đầu cái và đầu đực.

Vai trò của đầu nối cáp quang

Đầu nối cáp quang được sử dụng để kết nối các sợi quang trong hệ thống cáp quang, cho phép truyền dẫn thông tin ở dạng ánh sáng. Để có một kết nối quang tốt với độ suy hao thấp thì đầu nối cáp quang phải được kiểm tra một cách kĩ kỹ lưỡng, làm sạch bụi bẩn cẩn thận, không có các mảnh vỡ hay vết trầy xước đồng thời 2 lõi sợi quang phải được đặt một cách thẳng hàng. Hai lõi sợi quang Multimode (đa mode) sẽ dễ đặt thẳng hàng hơn so với hai lõi sợi quang single mode (đơn mode) do đường kính của lõi sợi quang multimode lớn. Kết nối sợi quang singlemode đòi hỏi độ chính xác cao, bề mặt đầu nối phải được làm sạch sẽ, chỉ một sai sót nhỏ thôi cũng làm ảnh hưởng tới hiệu suất kết nối.

Các dạng điểm tiếp xúc cáp quang

Các dạng điểm tiếp xúc

a.Dạng Physical Contact (PC)

Dạng điểm tiếp xúc PC được làm vạt cong và sử dụng với đầu nối SC, FC và ST có giá trị suy hao phản xạ trong khoảng 40dB.

b.Dạng Ultra Physical Contact (UPC)

Dạng điểm tiếp xúc UPC được vạt cong và sử dụng với các đầu nối FC, ST,SC và E2000 và có giá trị suy hao phản xạ thấp hơn PC là 50dB.

c.Dạng Angled Physical Contact (APC)

Dạng điểm tiếp xúc APC lại vát chéo theo một góc 8 độ và có giá trị suy hao phản xạ khoảng 60dB.

Bề mặt kết nối đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hiệu suất kết nối lắp đặt cáp quang. Bề mặt kết nối không đảm bảo thì có thể dẫn tới hiệu suất truyền dẫn thông tin ở ánh sáng bị giảm. Do đó cần phải kiểm tra thật kĩ bề mặt kết nối trước khi thực hiện kết nối trong hệ thống cáp quang. Ngoài ra cũng cần lưu ý đến nhiệt độ môi trường làm việc của cáp quang. Ở các môi trường khắc nghiệt thì các đầu nối cáp quang và sợi quang có thể sẽ bị dịch chuyển hay bị biến đổi về hình dạng, dẫn tới giảm hiệu suất truyền dẫn.

Cáp mạng xoắn đôi là thiết bị có vẻ không còn quá xa lạ với chúng ta hiện nay khi mà nhà nhà đều sử dụng Internet trong cuộc sống và làm việc hằng ngày. Hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu đôi nét về loại cáp đang thống trị các hệ thống lắp đặt mạng hiện nay.

Khái quát về cáp mạng xoắn đôi cấu tạo và ứng dụng

Có thể khẳng định loại cáp mạng xoắn đôi đang chiếm được cảm tình của nhiều đối tượng khách hàng, tạo nên một sức hút mạnh mẽ vô song. Nếu không tìm hiểu thấu đáo về nó đồng nghĩa với việc các bạn đang bỏ qua một tuyệt phẩm công nghệ!

Cáp xoắn đôi là gì?

Tên khoa học được ứng dụng trên phạm vi quốc tế của nó là twisted pair cable. Đặc điểm của nó là được cấu thành từ nhiều đôi dây đồng và mỗi đôi dây lại được xoắn với nhau để hạn chế nhiễu giữa các đôi dây lân cận (hay còn gọi là crosstalk). Nó là kết quả nghiên cứu và sáng tạo của nhà khoa học Alexander Graham Bell đến từ vùng đất Scotland. Ông chính là người khởi xướng cho một chuỗi thành công của ngành bưu chính viễn thông trên thế giới.

Cấu tạo cáp xoắn đôi

– Cáp xoắn đôi là loại cáp gồm nhiều cặp dây đồng xoắn lại với nhau nhằm chống phát xạ nhiễu điện từ từ bên ngoài,

– Nếu không xoắn lại với nhau thì tín hiệu sẽ cùng pha nên biên độ tăng dẫn đến nhiễu.

– Nếu xoắn lại thì tín hiệu sẽ chéo nhau ngược pha nhau nên nhiễu bị triệt tiêu.

– Từ sự phát xạ của loại cáp UTP và sự xuyên âm(Crosstalk) giữa những cặp cáp liền kề.

Phân loại cáp xoắn đôi

Đối với hệ thống mạng cục bộ (LAN), người ta có thể chia cáp xoắn đôi ra thành hai loại, đó là loại được trang bị vỏ bọc chống nhiễu (STP) và loại không có vỏ bọc chống nhiễu (ký hiệu là UTP).

STP là tập hợp của nhiều cặp xoắn được che chở bởi một lớp vỏ làm bằng dây đồng bện bên ngoài. Thiết kế này có khả năng chống nhiễu sóng điện từ do ảnh hưởng bên ngoài cũng như chống phát xạ nhiễu ở bên trong. Với ưu điểm tuyệt vời ấy, cáp STP có khả năng truyền tín hiệu xa hơn UTP. Tuy nhiên, có một quy luật là cáp càng dài thì đường truyền càng yếu. Chính vì vậy, giới hạn chiều dài nên nhỏ hơn 100m.

Cấu tạo khá giống STP nhưng loại cáp UTP không sở hữu vỏ đồng chống nhiễu. Tính chất này dẫn đến tên gọi cáp xoắn đôi trần, một cách ám chỉ khác của cáp đồng UTP. Loại cáp này thường ứng dụng các chuẩn 10BaseT hay 100BaseT. Nhược điểm lớn nhất của sản phẩm là dễ bị nhiễu nếu đặt gần các thiết bị và cáp khác. Đây là lý do  UTP thường được lắp đặt để đi dây trong nhà.

UTP lại được chia thành 5 loại, trong đó loại 5 được đánh giá cao nhất với tốc độ truyền tín hiệu đạt 100Mbps.

Các loại cáp mạng xoắn đôi đang được sử dụng phổ biến

Với ưu điểm là giá thành mềm, sản phẩm xuất hiện ở rất nhiều nơi. Đối với mạng LAN, các sản phẩm như Cat. 5, Cat. 5e, Cat. 6 và Cat. 6A thuộc thương hiệu AMP là quen thuộc hơn cả. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và yêu cầu về dữ liệu truy xuất mà các bạn có thể đưa ra lựa chọn thích hợp.

Phân biệt cáp mạng UTP và STP

Là một dạng cáp xoắn đôi đầy tiện ích, cáp mạng UTP đã thịnh hành và phát triển hơn 100 năm gắn liền với điện thoại, máy tính, nó được sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Cùng tìm hiểu sự khác nhau của cáp mạng UPT và cáp mạng STP để có thể hiểu thêm về công năng sử dụng của từng loại cáp.

Cáp mạng UTP và cáp mạng STP là cáp xoắn đôi, cáp mạng UTP không có vỏ bọc ngoài chống nhiễu như cáp mạng STP. Cáp mạng STP có vỏ bọc chống nhiễu nên hiệu quả hơn hẳn so với cáp mạng UTP nhưng giá thành lại cao hơn rất nhiều so với UTP.

Cáp mạng UTP phù hợp sử dụng công việc hiệu suất thấp, giá thành rẻ hơn,STP chi phí nhiều hơn tính theo mỗi một mét so với UTP và STP nặng hơn so với UTP.

Cáp UTP phổ biến trong mạng SOHO trong khi cáp STP được sử dụng trong nhiều ứng dụng cao cấp hơn.

Tóm lại có thể thấy dây cáp xoắn đôi nó hạn chế được những nhược điểm của cáp đồng thông thường giúp tăng trải nghiệm của người dùng sử dụng internet. Bạn nên lựa chọn những sản phẩm từ các đơn vị cung cấp để không ảnh hưởng đến quá trình sử dụng Internet của mình.

Camera quan sát đã và đang đóng vai trò rất lớn trong xã hội hiện nay ngoài việc giúp người dùng thu lại hình ảnh nó còn nâng cao được độ an toàn và an ninh trong khu vực lắp đặt. Vì vậy tín hiệu truyền đi của camera quan sát luôn cần phải trong trai thái tốt nhất. Bạn có thể lựa chọn dây cáp mạng cho nhu cầu sử dụng camera quan sát sao cho hiệu quả theo bài viết dưới đây.

Lựa chọn dây cáp mạng cho camera quan sát

Nhiều người không biết nhưng camera thường được chia làm hai loại chính là: camera có dây và không dây. Loại dây được sử dụng cho các loại camera có dây chủ yếu là: dây mạng và cáp đồng trục, mỗi loại dây này đều có những ưu và nhược điểm phù hợp với các mục đích sử dụng khác nhau.

Cáp đồng trục là hệ thống dây dẫn riêng biệt được sử dụng cho camera truyền tín hiệu rất tốt với khoảng cách xa và ít bị nhiễu do ảnh hưởng từ bên ngoài.

Camera IP sử dụng dây mạng để truyền tải dữ liệu. Đặc điểm của hệ thống này là vô cùng tiền lợi, chỉ cần một hệ thống dây dẫn sử dụng cho tất cả các thiết bị, tuy nhiên tín hiệu dễ bị xung đột với các thiết bị sử dụng chung hạ tầng mạng.

Camera không dây tuy tiện lợi nhưng lại ít được sử dụng bởi những khuyết điểm của việc sóng wifi truyền dẫn dữ liệu kém hơn rất nhiều so với dây mạng khi môi trường có nhiều vật cản, bên cạnh đó thời gian lưu trữ dữ liệu thấp và ít tính năng hơn do không sử dụng đầu ghi. Các thiết bị camera có dây luôn là những ưu tiên sử dụng hàng đầu khi tư vấn cho các khách hàng.

Các loại dây dẫn phổ biến được sử dụng cho camera quan sát

Cáp đồng trục là loại cáp được sử dụng trong hệ thống truyền hình có tác dụng dẫn tín hiệu từ camera tới đầu ghi hình. Trước đây, loại dây này thường được sử dụng nhiều cho camera thế hệ cũ Analog, AHD, HD CVI hay HD TVI…

Dây cáp mạng hầu hết các doanh nghiệp hiện nay gần như đều có sẵn hệ thống dây dẫn này nên việc thi công lắp đặt là vô cùng dễ dàng.

Loại dây cáp mạng được khuyến cáo là cáp mạng Cat5e hoặc Cat6 của các hãng như: AMP, GoldenLink, Vinacap hay Alantek,… để đạt được hiệu quả sử dụng truyền tải tốt nhất.

Ngoài ra còn có những loại dây hỗ trợ khác như:

-Dây cáp mạng cho đầu ghi để kết nối từ xa qua internet

-Dây dẫn tín hiệu từ đầu ghi lên thiết bị hiển thị thường là HDMI hoặc VGA tuy nhiên trong trường hợp màn hình không hỗ trợ 2 loại này phải sử dụng bọ chuyển đổi.

-Dây cấp nguồn cho đầu ghi hình và camera

-Dây nối thiết bị thu âm cho camera tới đầu ghi, dây từ đầu ghi ra loa nếu có đặt báo động.

Lựa chọn dây cáp mạng cho camera giám sát đúng là điều hết sức quan trọng để hệ thống quan sát của bạn luôn hoạt động ổn định. Trường hợp xấu nhất nếu bạn lựa chọn không đúng có thể dẫn đến cháy nổ hỏng hóc toàn bộ hệ thống của mình.

Hệ thống camera quan sát là thiết bị an ninh được sử dụng rất nhiều hiện nay trong việc hỗ trợ bảo vệ người và tài sản chống lại các xâm nhập bên ngoài. Hiện nay việc sử dụng cáp mạng và cáp đồng trục là 2 loại cáp được sử dụng nhiều nhất hiện nay trong quá trình lắp đặt. Cùng sieuthivattudien tìm hiểu xem 2 loại này có ưu nhược điểm gì nhé.

Hệ thống camera sử dụng cáp mạng và cáp đồng trục ưu nhược điểm

Hiện nay, tại Việt Nam sử dụng 2 loại hình camera phổ biến nhất là Camera Analog và Camera IP:

– Camera IP (hay còn gọi là Camera Digital) là hệ thống sử dụng dây cáp mạng để thu, phát tín hiệu. Loại hình Camera này cho phép người dùng hoàn toàn có thể theo dõi trực tiếp qua internet mà ko cần phải qua thiết bị đầu thu tín hiệu. Muốn lưu trữ dữ liệu chúng ta có thể dùng đầu ghi hoặc lưu trữ trực tiếp trên máy tính.

– Camera analog dùng cáp đồng trục và đầu ghi DVR (digital video record). Đầu ghi DVR vẫn có thể truyền tín hiệu qua internet nhờ vào hình ảnh được lưu trong HDD của DVR.Qua đó ta cũng có thể thấy được việc sử dụng đúng loại cáp là điều vô cùng qua trọng. Đây là yếu tố quyết định khả năng hoạt động của toàn bộ hệ thống camera giám sát gia đình và những mục đích sử dụng khác. Vì vậy các nhân viên kỹ thuật luôn tư vấn cho người dùng nên lựa chọn cho mình những sản phẩm cáp mạng và cáp đồng trục chính hãng để đảm bảo tốt nhất chất lượng và tính ổn định cho hệ thống của mình.

Những ưu, nhược điểm của 2 hệ thống Camera Analog (sử dụng cáp đồng trục) và Camera IP (sử dụng cáp mạng)

Hệ thống Camera Analog:

Ưu điểm

-Tính bảo mật của camera analog: Toàn bộ hệ thống analog gần như có khả năng miễn dịch hoàn toàn với các loại virus hay các loại phần mềm động hại tấn công, nên nếu muốn lấy được thông tin hình ảnh, các hacker bắt buộc phải có những tiếp xúc vật lý nhất định với các thiết bị trong hệ thống.

-Chất lượng hình ảnh của camera analog: Cảm biến CCD trong camera giám sát chuẩn analog có khả năng xử lý tốt chất lượng ảnh trong các điều kiện ánh sáng và chuyển động khác nhau. DVR được trang bị các phần mềm và phần cứng để nén tín hiệu analog, do đó mà chất lượng hình ảnh và tốc độ khung hình dễ dàng được nâng cao.Hệ thống Camera Analog được áp dụng phổ biến trong các tòa nhà, doanh nghiệp lớn

-Khả năng truyền tải hình ảnh của camera analog: Lưu lượng tín hiệu analog không gặp phải bất cứ vấn đề gì về mạng cũng như những rủi ro khi truyền tải. Băng thông hầu như là không giới hạn. Đó là một kết nối bị động, hình ảnh không bị ảnh hưởng hay nhiễu bởi các tác nhân bên ngoài hệ thống giám sát hình ảnh.

-Vấn đề về bảo trì: Camera analog là thiết bị không cần quản lý. Không hề có địa chỉ IP để quản lý, không phải lo lắng về vấn đề lập trình, phần mềm và kỹ năng quản lý.

-Hệ thống cáp camera analog: Người sử dụng hoàn toàn có thể sử dụng “các bộ biến đổi balun” để truyền tải hình ảnh, điện và dữ liệu analog trên hạ tầng dây mạng vượt xa giới hạn của tiêu chuẩn TIA/EIA quy định. Sử dụng các bộ biến đổi balun, hình ảnh analog có thể được truyền đi với khoảng cách lên tới 1 km trên hệ thống cáp tiêu chuẩn Cat 5e.

Nhược điểm:

-Lắp đặt khá rắc rối, cần hệ thống cáp nặng nề, có tính thẩm mĩ không cao

-Dữ liệu camera dễ dàng bị xâm nhập khi có tác động vật lý lên hệ thống

-Camera giám sát chuẩn analog không có khả năng tương thích với các tiêu chuẩn cao hơn như NTSC/PAL (chuẩn NTSC/PAL được hỗ trợ 25-30 khung hình/giây, 525–625 dòng quét/khung hình).

Hệ thống Camera IP:

Ưu điểm:

Camera ip cho chất lượng hình ảnh rõ nét, có thể quan sát được chi tiết mọi vật xung quanh, chất lượng hình ảnh HDTV lên tới 30 khung hình mỗi giây.

-Giao tiếp 2 chiều, cho phép người dùng giao tiếp trực tiếp với những gì xuất hiện trên màn hình.

-Khả năng linh hoạt : camera IP hoàn toàn có thể di chuyển bất cứ nơi nào trong hệ thống mạng IP (bao gồm cả ở mạng không dây) .

-Hình ảnh qua camera ip với công nghệ kỹ thuật được cải tiến với các chuẩn PAL, CIF, NTSC trên Camera Analog. Thậm chí với những Camera IP chuyên dụng được sử dụng trong tường thuật thể thao có độ phân giải lên tới 15- 20 Megapixels để đảm bảo có thể mang tới cho khán giả truyền hình những hình ảnh sắc nét, sống động và ổn định nhất.Mã hóa và xác thực : camera ip an ninh cung cấp việc truyền dữ liệu thông qua các mã hóa và xác thực theo các phương pháp như WEP, WPA, WPA2 , TKIP , AES.-Truy cập từ xa : camera ip có thể được theo dõi trong thời gian thực từ bất kỳ máy tính hay trên các thiết bị di động khi được kết nối với Internet.

Camera IP cũng có thể làm việc trong hệ thống mạng không dây giúp bạn có một hệ thống camera giám sát không dây hữu hiệu. Cấu hình ban đầu phải được thực hiện thông qua các bộ định tuyến.

-So với hệ thống camera analog, camera IP có hỗ trợ tương tác âm thanh 2 chiều nên có thể hoàn toàn vừa có thể xem và trao đổi trực tiếp thông qua camera. Các nhà sản xuất camera IP đang tiến tới tích hợp trực tiếp sim 3G và 4G lên các sản phẩm của mình.

-PoE (Power over Ethernet ) – cung cấp năng lượng Internet. Camera ip hiện đại có thể hoạt động mà không cần tới năng lượng bổ sung . Nó có thể làm việc trên giao thức PoE.

Nhược điểm:

– Vấn đề đầu tiên đó chính là chi phí lắp đặt camera IP cao hơn hẳn so với hệ thống Analog, bên cạnh đó cũng cần phải có yêu cầu về hệ thống hạ tầng cơ sở mạng ổn định.

– Sử dụng tốn băng thông so với CCTV Camera (nếu internet tốc độ cao thì vấn đề này sẽ không còn là nhược điểm lớn).

– Do hoạt động thông qua hệ thống Internet mà hệ thống Camera IP dễ dàng bị hacker xâm nhập mà không cần phải có tác động vật lý trực tiếp lên hệ thống.

– Rào cản kỹ thuật: Việc lắp đặt hệ thống Camera IP đòi hỏi cần phải có nhân viên kỹ thuật có tay nghề, chuyên môn lắp đặt và xử lý. Bên cạnh đó việc bảo trì, sửa chữa cũng như sửa lỗi cũng đòi hỏi trình độ cao và tương đối phức tạp.

– Yêu cầu cao về mặt lưu lượng mạng : một camera ip quan sát video đơn giản với độ phân giải 640×480 pixel và 10 khung hình mỗi giây (10 khung hình / s) trong chế độ MJPEG cần phải có tốc độ mạng yêu cầu là 3M.

Nếu bạn đang và sắp có ý định lắp đặt camera quan sát mà vẫn chưa lựa chọn được một hệ thống phù hợp cho mình thì hãy tham khảo bài viết trên nhé! Nếu có thắc mắc xung quanh quá trình lựa chọn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

Thyristor là thiết bị gì nó hoạt động như thế nào có lẽ còn quá xa lạ với đa số chúng ta. Để giúp các bạn hiểu thêm về thiết bị này về cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của nó như thế nào hôm nay chúng ta sẽ cùng đi sâu tìm hiểu.

Thyristor là gì ?

Thyristor là một linh kiện bán dẫn ba chân có  vai trò như một khóa điện tử có điều khiển. Một thyristor sẽ có 3 chân lần lượt là Anot, Katot và cực điều khiển G. Trong đó Thyristor chỉ cho phép dẫn điện từ Anot sang Katot khi cho một dòng điện kích thích vào chân G.

Cấu tạo của Thyristor

Thyristor gồm bốn lớp bán dẫn P-N ghép xen kẽ và được nối ra ba chân:

A : anode : cực dương

K : Cathode : cực âm

G : Gate : cực khiển (cực cổng)

Thyristor có thể xem như  tương đương hai BJT gồm một BJT loại NPN và một BJT loại PNP ghép lại như hình vẽ sau:

Nguyên lý hoạt động

Để hiểu rõ hơn về nguyên lý hoạt động của một thyristor thì chúng ta hãy phân tích và tìm hiểu một mạch điện cơ bản như dưới đây. ( Bài viết liên quan Triac là gì? Nguyên lý hoạt động và cấu tạo )

Theo như sơ đồ trên các bạn sẽ thấy sw2 là một nút nhấn thường đóng, còn sw1 là một nút nhấn thường mở.  Một nguồn điện sẽ cấp cho một bóng đèn thông qua một Thyristor được kết nối như trên sơ đồ. Ở trạng thái bình thường thì bóng đèn luôn được cấp nguồn thông qua sw2 nhưng không sáng vì thyristor không dẫn. Muốn bóng đèn sáng thì các bạn cần phải nhất nút sw1 để cho một dòng điện đi qua trở 560 ôm vào chân G của thyristor.

Khi nhấn sw1 thì Thyristor sẽ cho dòng điện đi từ A sang K làm kín mạch và bóng điện sáng. Đặc điểm của thyristor là có khả năng tự giữ dòng điện kể cả khi bạn nhả sw1 không cho dòng kích thích vào chân G nữa. Điều đó có nghĩa là bạn chỉ cần nhấn sw1 một lần thì thyristor đã dẫn dù nhả sw1 ngay sau đó. Muốn ngắt bóng đèn hay dòng điện qua thyristor thì bạn chỉ cần nhấn sw2 để hở  nguồn cấp là được. Từ đó chúng ta sẽ thấy một điều quan trọng khi sử dụng Thyristor đó là khả năng tự duy trì dòng dẫn khi chỉ cần một dòng kích thích trong thời gian ngắn, khi thyristor được kích dẫn thì nó có khả năng tự duy trì dòng dẫn đó.  Muốn ngắt dòng qua thyristor chỉ có cách ngắt nguồn cấp cho nó.

Ứng dụng của Thyristor

Chính nhờ đặc điểm tự duy trì dòng dẫn khi được kích thích trong thời gian ngắn nên thyristor được ứng dụng rất nhiều trong mạch điện bảo vệ quá dòng, quá áp hoặc các hệ thống báo động…. Ngoài ra nhờ khả năng điều khiển dòng điện thông qua cực G lên Thyristor còn được sử dụng nhiều trong các mạch điện điều áp một pha, điều áp ba pha.

Nhìn bên ngoài một thyristor có thể rất giống những linh kiện bán dẫn 3 chân khác như transistor , triac , diode hoặc ic ổn áp. Tuy nhiên bạn có thể dựa vào mạch điện kết nối cũng như ký hiệu của Thyristor là SCR để phân biệt với các linh kiện khác.

Quả là một thiết bị quan trọng nhất là trong các hệ thống an ninh báo động hiện nay phải không nào? Theo dõi chuyên mục tin tức chúng tôi để có thể cập nhật thường xuyên các thông tin về điện bổ ích khác các bạn nhé. Sieuthivattudien hân hạnh là nơi cung cấp các thiết bị và dịch vụ điện uy tín tại TPHCM.

1. Các loại kềm

1.1. Kềm bấm đầu cosse

Trong đồ án môn học Khí cụ điện cũng như trong các dự án thực tế, người ta sử dụng chủ yếu 2 loại đầu cosse, đó là cosse chĩa (cosse chữ Y) và cosse pin rỗng, phần này chúng ta sẽ được xem ở phần sau.

Vậy dụng cụ dùng để bấm 2 loại đầu cosse đó chính là 2 loại kềm tương ứng như sau:

– Kềm bấm đầu cosse chĩa (cosse chữ Y):

  • Có 2 loại, có cánh tay đòn dài (trái) và cánh tay đòn ngắn (phải).
  • Khuyến khích các sinh viên nên mua kềm có cánh tay đòn dài, vì nó có trợ lực, giúp tiết kiệm được sức lực khi bấm những đầu cosse lớn.

– Kềm bấm cosse pin rỗng:

1.2. Kềm tuốt dây

Có 2 loại kềm tuốt dây, khuyến khích sinh viên nên mua loại kềm tuốt dây có trợ lực (phải) để dễ dàng sử dụng.

1.3. Kềm cắt

1.4. Kềm mũi nhọn

2. Tua vít

Các bạn nên mua sắm cho mình một bộ tua vít, trong đó đảm bảo có đủ tua vít lớn (có 2 đầu +, -) và tua vít nhỏ (có 2 đầu +, -).

Tua vít lớn dùng để vặn ốc các thiết bị điện, như MCCB, MCB, contactor, relay nhiệt,…

Tua vít nhỏ dùng để vặn ốc các thiết bị, như terminal, PLC, biến tần,…

3. Đầu cosse

Chúng ta đã biết có 2 loại đầu cosse sẽ được sử dụng ở đây là cosse chĩa và cosse pin rỗng. Hai loại đầu cosse này có nhiều kích thước khác nhau.

Do đó, khi mua chúng ta nên kiểm tra thật kỹ xem mục đích sử dụng của đầu cosse cần mua là dùng cho loại dây dẫn nào, như dây có tiết diện S = 2,5 mm2, S = 1.0 mm2, S = 0,75 mm2,…

  • Đầu cosse chĩa: Đầu cosse chĩa trần (trái) và đầu cosse chĩa có vỏ bọc bằng nhựa nhiều màu (phải).

  • Đầu cosse pin rỗng:

4. Dây điện (dây cáp – cable)

Chúng ta sử dụng các loại dây dẫn có các tiết diện khác nhau để phân biệt chức năng của chúng như sau:

  • Dây có tiết diện S = 2,5 mm2 (Đỏ, Vàng, Xanh): Dùng để đấu dây 3 pha L1, L2, L3 cho mạch động lực của tủ điện điều khiển.
  • Dây có tiết diện S = 1,0 mm2 (Trắng): Dùng để đấu dây trung tính cho mạch điều khiển của tủ điện.
  • Dây có tiết diện S = 0,75 mm2 (Đen hoặc Vàng): Dùng để đấu dây cho toàn bộ mạch điều khiển của tủ điện.

1. Khái niệm

– Chỗ tiếp xúc giữa hai vật dẫn điện để cho dòng điện chạy từ vật dẫn này sang vật dẫn kia gọi là tiếp xúc điện

– Bề mặt chỗ tiếp giáp của các vật dẫn điện gọi là bề mặt tiếp xúc điện.

2. Phân loại

– Dựa vào mối liên kết tiếp xúc, ta chia tiếp xúc điện ra các dạng sau:

2.1 Tiếp xúc cố định

– Tiếp xúc cố định là hai vật dẫn tiếp xúc liên kết chặt cứng bằng bulông, đinh vít, đinh rive,…

Yêu cầu

  • Ở chế độ làm việc bình thường không bị phát nóng quá nhiệt độ cho phép lâu dài.
  • Ổn định nhiệt và lực điện động khi có dòng điện ngắn mạch đi qua.

Hình 1. Tiếp xúc cố định

Hình 2. Ví dụ về tiếp xúc cố định bắt bulong

2.2 Tiếp xúc đóng mở

– Tiếp xúc đóng mở là tiếp xúc mà có thể làm cho dòng điện chạy hoặc ngừng chạy từ vật này sang vật khác (như các tiếp điểm trong thiết bị đóng cắt).

Yêu cầu

  • Chịu đựng được hồ quang.
  • Có khả năng đóng cắt mạch điện một cách chắc chắn lúc ngắn mạch mà tiếp điểm không bị dính lại.
  • Các tiếp điểm phải chịu đựng được một số lần thao tác nhất định mà không bị hư hỏng về cơ học.
  • Tiếp xúc phải có tính đàn hồi tốt để chịu được sức dập cơ học lúc đóng.
  • Khi có dòng làm việc lớn (>1000 A) thì có hai hệ thống tiếp điểm.

Hình 3. Ví dụ về tiếp xúc đóng mở

2.3 Tiếp xúc trượt

– Tiếp xúc trượt là vật dẫn điện này có thể trượt trên bề mặt của vật dẫn điện kia (ví dụ như chổi than trượt trên vành góp máy điện).

– Tiếp xúc đóng mở và tiếp xúc trượt đều có hai phần, phần động (gọi là tiếp điểm động) và phần tĩnh (gọi là tiếp điểm tĩnh).

– Ngoài ra, ba dạng tiếp xúc trên đều có thể tiến hành tiếp xúc dưới ba hình thức:

  • Tiếp xúc điểm: là hai vật tiếp xúc với nhau chỉ ở một điểm hoặc trên bề mặt diện tích với đường kính rất nhỏ (như tiếp xúc hai hình cầu với nhau, hình cầu với mặt phẳng, hình nón với mặt phẳng,…).
  • Tiếp xúc đường: là hai vật dẫn tiếp xúc với nhau theo một đường thẳng hoặc trên bề mặt rất hẹp (như tiếp xúc hình trụ với mặt phẳng, hình trụ với trụ,…).
  • Tiếp xúc mặt: là hai vật dẫn điện tiếp xúc với nhau trên bề mặt rộng (ví dụ tiếp xúc mặt phẳng với mặt phẳng,…).

Các yêu cầu đối với tiếp xúc điện tùy thuộc ở công dụng, điều kiện làm việc, tuổi thọ yêu cầu của thiết bị và các yếu tố khác. Một yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới độ tin cậy làm việc và nhiệt độ phát nóng của tiếp xúc điện là điện trở tiếp xúc Rtx.

3. Điện trở tiếp xúc

– Xét khi đặt hai vật dẫn tiếp xúc nhau, ta sẽ có diện tích bề mặt tiếp xúc : Sbk = a.l

Hình 4. Tiếp xúc của hai vật dẫn

– Trên thực tế diện tích bề mặt tiếp xúc thực nhỏ hơn nhiều a.l vì giữa hai bề mặt tiếp xúc dù gia công thế nào thì vẫn có độ nhấp nhô, khi cho tiếp xúc hai vật với nhau thì chỉ có một số điểm trên tiếp giáp tiếp xúc. Do đó diện tích tiếp xúc thực nhỏ hơn nhiều diện tích tiếp xúc biểu kiến Sbk =  a.l.

– Diện tích tiếp xúc còn phụ thuộc vào lực ép lên trên tiếp điểm và vật liệu làm tiếp điểm, lực ép càng lớn thì diện tích tiếp xúc càng lớn. Diện tích tiếp xúc thực ở một điểm (như mặt cầu tiếp xúc với mặt phẳng) xác định bởi công thức

F là lực ép vào tiếp điểm (kg).

δlà ứng suất chống dập nát của vật liệu làm tiếp điểm [kg/cm2].

– Nếu tiếp xúc ở n điểm thì diện tích sẽ lớn lên n lần so với biểu thức trên. Dòng điện chạy từ vật này sang vật khác chỉ qua những điểm tiếp xúc, như vậy dòng điện ở các chỗ tiếp xúc đó sẽ bị thắt hẹp lại, dẫn tới điện trở ở những chỗ này tăng lên. Điện trở tiếp xúc của tiếp điểm kiểu bất kì tính theo công thức:K: hệ số phụ thuộc vật liệu và tình trạng bề mặt tiếp điểm (tra bảng).

m: hệ số phụ thuộc số điểm tiếp xúc và kiểu tiếp xúc với:

  • Tiếp xúc mặt m = 1.
  • Tiếp xúc đường m = 0,7.
  • Tiếp xúc điểm m = 0,5.

4. Các yếu tố ảnh hưởng đến điện trở tiếp xúc

  • Vật liệu làm tiếp điểm.
  • Lực ép lên tiếp điểm.
  • Hình dạng của tiếp điểm.
  • Nhiệt độ của tiếp điểm.
  • Tình trạng bề mặt tiếp điểm.
  • Mật độ dòng điện.

– Biện pháp làm giảm điện trở tiếp xúc:

  • Bôi mỡ chống rỉ.
  • Chọn vật liệu điện thế hoá học giống nhau.
  • Sử dụng vật liệu ít bị oxi hoá.
  • Mạ điện các tiếp điểm.
  • Tăng lực ép của tiếp điểm.
  • Cải tiến các thiết bị dập hồ quang điện.
  • Làm đúng quy trình khi tạo tiếp xúc điện .
  • Kiểm tra và bảo trì định kì.
Zalo
Phone