Cáp Quang

Đầu nối cáp quang là một thiết bị thường xuyên được bắt gặp trong việc lắp đặt kết nối mạng hiện nay. Với những ưu điểm của mình hệ thống cáp quang đã và đang dần thay thế vị trí của các hệ thống cũ nhằm mang lại kết nối tốt hơn cho người sử dụng. Và tất nhiên nếu không có thiết bị này sẽ không thể gắn kết mạng ổn định được. Hãy cũng chúng tôi tìm hiểu tất cả đầy đủ nhất về đầu nối cáp quang qua bài viết này.

Tất tần tật về đầu nối cáp quang không phải ai cũng biết

Đầu nối cáp quang là gì?

Đầu nối cáp quang có nhiều thành phần khác nhau nhưng chủ yếu vẫn từ 3 bộ phận chính: Ống nối ferrule, thân đầu nối connector body và khớp nối coupling mechanism. Phần Ferrule ở phía trước có tác dụng giữ thẳng hàng kết nối giữa 2 sợi quang, bộ phần này được giữ bằng một lò xo collar assembly ở bên trong thân đầu nối. Phía cuối đầu nối có một khóa đuôi giúp tang tối đa khả năng chống vặn xoắn và chịu tải khi kéo cáp quang, một chuôi cáp có tác dụng hạn chế uốn cong cáp, bảo vệ và giảm suy hao. Bên ngoài thân đầu nối có vỏ đầu giúp bảo vệ thân đầu nối.

Cấu tạo đầu nối cáp quang

– Ống nối ferrule có cấu trúc rỗng thông thường có dạng hình trụ. Ống được làm từ các nguyên liệu như sứ, kim loại hay nhựa chất lượng cao, với chức năng là giữ chặt sợi quang không để di chuyển.

– Thân đầu nối connector body có cấu trúc hình trụ to được làm từ nhựa hoặc kim loại chứa ống nối, cố định với lớp vỏ ngoài jacket bảo vệ và lớp chịu lực.

– Khớp nối coupling mechanism là một phần của thân đầu nối có nhiệm vụ cố định đầu nối khi kết nối với những thiết bị khác.

1.Các kiểu đầu nối cáp quang

Đầu nối ST

Được phát triển bởi AT&T, đầu nối ST là loại đầu nối “đầu đời” được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong hệ thống cáp quang. Đầu nối ST sử dụng một ống nối bán kính ống nối 2,5 mm theo tiêu chuẩn EIA-604-2 với thân đầu nối làm từ nhựa hay kim loại (thường sử dụng kim loại), được cố định qua khớp nối dạng vặn, nên khi thực hiện kết nối cần chắc chắn đầu nối phải được đưa vào đúng khớp.

Đầu nối SC

Đầu nối SC cũng sử dụng một ống nối có bán kính 2,5 mm theo tiêu chuẩn EIA-604-3, dùng để cố định sợi quang. Khác với đầu nối ST, SC sử dụng cơ chế cắm/rút giúp người dễ dàng và thuận tiên khi thao tác hơn là so với cơ chế vặn xoắn của đầu nối ST. Ban đầu SC không được sử dụng nhiều do chi phí giá thành tương đối cao. Tuy nhiên hiện tại chi phí cho một đầu nối SC đã được giảm đáng kể và do đó đã phổ biến hơn đến người dùng.

Đầu nối LC

Là đầu nối được phát triển bởi hãng Lucient Technologies. LC là một dạng đầu nối nhỏ, sử dụng ống nối với bán kính chỉ 1,25 mm (chỉ bằng 1 nửa so với đầu ST và SC), phần thân đầu nối LC có cấu tạo tương tự đầu nối SC. Sử dụng cơ chế “tai giữ cố định”, đầu nối LC thường được sử dụng trong module quang SFP hoặc kết nối quang có yêu cầu mật độ lớn.

Đầu nối FC

Đầu nối quang FC sử dụng một ống nối có bán kính 2,5 mm, được thiết kế với phần thân có dạng ren, thích hợp trong môi trường có độ rung cao, cần tính ổn định. Đầu FC thường được ứng dụng cho ngành viễn thông, tuy nhiên hiện nay đang dần bị thay thế bởi các đầu nối SC và LC.

Đầu nối MT-RJ

Được phát triển bởi AMP/Tyco và Corning, MT-RJ là đầu nối gồm hai sợi quang bán kính lần lượt 2,5 và 4,4 mm, sử dụng chung một ống nối được làm từ polyme. Cơ chế khớp nối được thiết kế dành cho cáp đồng đôi xoắn, MT-RJ có hai dạng là đầu cái và đầu đực.

Vai trò của đầu nối cáp quang

Đầu nối cáp quang được sử dụng để kết nối các sợi quang trong hệ thống cáp quang, cho phép truyền dẫn thông tin ở dạng ánh sáng. Để có một kết nối quang tốt với độ suy hao thấp thì đầu nối cáp quang phải được kiểm tra một cách kĩ kỹ lưỡng, làm sạch bụi bẩn cẩn thận, không có các mảnh vỡ hay vết trầy xước đồng thời 2 lõi sợi quang phải được đặt một cách thẳng hàng. Hai lõi sợi quang Multimode (đa mode) sẽ dễ đặt thẳng hàng hơn so với hai lõi sợi quang single mode (đơn mode) do đường kính của lõi sợi quang multimode lớn. Kết nối sợi quang singlemode đòi hỏi độ chính xác cao, bề mặt đầu nối phải được làm sạch sẽ, chỉ một sai sót nhỏ thôi cũng làm ảnh hưởng tới hiệu suất kết nối.

Các dạng điểm tiếp xúc cáp quang

Các dạng điểm tiếp xúc

a.Dạng Physical Contact (PC)

Dạng điểm tiếp xúc PC được làm vạt cong và sử dụng với đầu nối SC, FC và ST có giá trị suy hao phản xạ trong khoảng 40dB.

b.Dạng Ultra Physical Contact (UPC)

Dạng điểm tiếp xúc UPC được vạt cong và sử dụng với các đầu nối FC, ST,SC và E2000 và có giá trị suy hao phản xạ thấp hơn PC là 50dB.

c.Dạng Angled Physical Contact (APC)

Dạng điểm tiếp xúc APC lại vát chéo theo một góc 8 độ và có giá trị suy hao phản xạ khoảng 60dB.

Bề mặt kết nối đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hiệu suất kết nối lắp đặt cáp quang. Bề mặt kết nối không đảm bảo thì có thể dẫn tới hiệu suất truyền dẫn thông tin ở ánh sáng bị giảm. Do đó cần phải kiểm tra thật kĩ bề mặt kết nối trước khi thực hiện kết nối trong hệ thống cáp quang. Ngoài ra cũng cần lưu ý đến nhiệt độ môi trường làm việc của cáp quang. Ở các môi trường khắc nghiệt thì các đầu nối cáp quang và sợi quang có thể sẽ bị dịch chuyển hay bị biến đổi về hình dạng, dẫn tới giảm hiệu suất truyền dẫn.

Cáp quang là thiết bị hỗ trợ truyền tải dữ liệu được xem là phổ biến và nhanh nhất hiện nay. Thiết bị này cũng có rất nhiều chủng loại tùy theo nhu cầu sử dụng bạn có thể chọn lựa sao cho phù hợp. Nổi bật trong số đó bạn có thể thấy được đó là các sản phẩm cáp quang luồng cống đang được nhiều người sử dụng.

Cáp quang luồn cống là loại sợi cáp quang được thiết kế và sử dụng bên trong các ống cống ngầm.

Với đa dạng về chủng loại, mẫu mã và khác nhau về giá thành khiến cho người dùng khi muốn sở hữu cáp quang luồn cống vô cùng đau đầu không biết chọn sản phẩm nào có chất lượng tốt và nhất là phù hợp với nhu cầu của đa số khách hàng khi chọn mua thiết bị. Theo cách phân chia thông thường, cáp quang luồn cống có hai loại cơ bản: cáp quang Singlemode và cáp quang Multimode.

Khi nào cần sử dụng cáp luồn cống?

Cáp quang luồn cống được sản xuất để đi trong cống ngầm, trong tòa nhà chung nên tất nhiên đây là những môi trường thích hợp với nó nhất. Với thiết kế có cấu tạo đặc biệt, chất lượng tuyệt hảo nên nó có khả năng chống chịu trong môi trường khắc nghiệt nhất như trong ống cống ngầm. Nhưng trên thực tế, cáp luồn cống vẫn nó có thể đi trong bất cứ trường hợp nào: treo trực tiếp, luồn cống, khoảng vượt,… Đặc biệt như cáp quang Multimode là loại cáp tròn, không có dây gia cường có thể vừa luồn cống vừa treo được. Chính vì vậy, bạn cần sử dụng cáp quang luồn cống nếu như nhu cầu công việc của bạn không ổn định mà thay đổi theo thời gian, dự án để có thể tiết kiệm được khoản chi phí đầu tư và bảo trì.

Hơn nữa, cáp quang luồn cống còn cần được sử dụng trong các ứng dụng hỗ trợ như mạng LAN quang trên diện rộng, truyền tải dữ liệu thông tin liên lạc tốc độ cao, truyền video, hình ảnh, âm thanh trên diện rộng, hệ thống camera quan sát đô thị,…

Vì sao cáp quang luồn cống được sử dụng nhiều

Ưu điểm của cáp quang luồn cống mang lại cho người dùng là khá to lớn vì vậy mà việc phát triển cơ sở hạ tầng giảm thiểu được khá nhiều khó khăn.

1. Khả năng truyền tải dữ liệu tốt

Do lõi của dây cáp quang luồn cống PKL Singlemode được làm bằng chất liệu đồng nguyên chất, không pha tạp nên nó nêu bật được chức năng truyền dẫn nhanh chóng của mình. Bởi đồng là chất dẫn điện tốt. Hơn nữa, truyền dẫn dữ liệu bằng sợi quang sẽ không bị ảnh hưởng bởi nhiễu điện từ (EMI) hay nhiễu tần số vô tuyến (RFI) và nó không tạo ra bất kỳ sự nhiễu nội tại nào. Sợi quang có thể cung cấp một đường truyền “sạch” ở những môi trường khắc nghiệt nhất. Chính vì vậy, cáp quang luồn cống có thể truyền dẫn dữ liệu, tín hiệu, hình ảnh, hệ thống âm thanh nhanh chóng và ổn định trong bất cứ điều kiện thời tiết, môi trường hay tác động cơ học nào.

2. Khả năng thích nghi với môi trường khắc nghiệt

Do được thiết kế để sử dụng dưới ống cống ngầm nên cáp quang luồn cống được cấu tạo đặc biệt với với phần tử chịu lực trung tâm và lớp sợi chịu lực. Tất cả các bộ phận cấu thành nên cáp quang luồn cống PKL đều được làm bằng chất liệu tốt nhất, có những khả năng truyền tải và bảo vệ sợi quang tốt nhất. Lõi cáp quang bao gồm các sợi quang được bện chặt thành 2 lớp theo phương pháp SZ chung quang phần tử chịu lực trung tâm và bảo vệ bởi các ống đệm lỏng. Giữa sợi và bề mặt trong của ống đệm lỏng được điền đầy bằng một hợp chất đặc biệt ngăn chặn sự thâm nhập của nước vào sợi quang. Hơn nữa, cáp quang luồn cống được bao bọc và bảo vệ bởi lớp vỏ nhựa HDPE chịu lực, chống tia tử ngoại, chống gặm nhấm, cách điện. Các phần tử chịu lực trung tâm giúp hạn chế võng cáp, gập gãy cáp khi thi công.

3. Tính cách điện và an toàn thông tin

Sợi quang là một vật cách điện. Sợi thủy tinh này loại bỏ nhu cầu về các dòng điện cho đường thông tin. Cáp sợi quang được làm bằng chất điện môi thích hợp không chứa vật dẫn điện và cho phép cách điện hoàn toàn cho nhiều ứng dụng khác nhau. Nó có thể loại bỏ được nhiễu gây bởi các dòng điện chạy vòng dưới đất hay những trường hợp nguy hiểm gây bởi sự phóng điện trên các đường dây thông tin như sét hay những trục trặc về điện. Đây thực sự là một phương pháp an toàn và hiệu quả thường được dùng ở nơi cần cách điện.

Cáp quang luồn cống ghi điểm trong lòng khách hàng nhờ cung cấp độ bảo mật thông tin cao. Cơn lốc công nghệ ngày càng trở nên mạnh mẽ hội tụ những ưu điểm không thể phủ nhận, tuy nhiên vấn đề bảo mật thông tin, dữ liệu mạng lại trở nên phổ biến. Thông tin nội bộ, thông tin cá nhân vô cùng quan trọng nên các cáp quang đòi hỏi phải có những phương thức để ngăn chặn tình trạng ăn cắp thông tin. Và cáp quang luồn cống PKL đã hoàn toàn chinh phục khách hàng nhờ giải quyết được vấn đề nan giải trên. Nhất là nếu như hệ thống mạng của bạn bị người khác xâm nhập bất hợp pháp thì ngay lập tức sẽ bị phát hiện nhờ kiểm tra công suất ánh sáng thu được tại đầu cuối.

4. Độ tin cậy cao và dễ bảo dưỡng

Cáp quang luồn cống Singlemode PKL được thiết kế thích hợp có thể chịu đựng được những điều kiện về nhiệt độ và độ ẩm khắc nghiệt và thậm chí có thể hoạt động ở dưới nước. Sợi quang có thời gian hoạt động lâu, ước tính trên 30 năm đối với một số cáp. Yêu cầu về bảo dưỡng đối với một hệ thống cáp quang là ít hơn so với yêu cầu của một hệ thống thông thường do cần ít bộ lặp điện hơn trong một tuyến thông tin; trong cáp không có dây đồng, là yếu tố có thể bị mòn dần và gây ra mất hoặc lúc có lúc không có tín hiệu và cáp quang cũng không bị ảnh hưởng bởi sự ngắn mạch, sự tăng vọt điện áp nguồn hay tĩnh điện.

Phát triển hạ tầng trong thành phố là rất khó khăn và việc cài đặt hệ thống cáp quang là khá phức tạp. Cáp quang luồn cống là một loại cáp viễn thông thỏa mãn được điều này nên được sử dụng nhiều trong việc phát triển hệ thống truyền dẫn

Bạn sẽ trả lời được bao nhiêu sản phẩm. Cùng thử nào ?

Đầu nối cáp quang là một thiết bị thường xuyên được bắt gặp trong việc lắp đặt kết nối mạng hiện nay. Với những ưu điểm của mình hệ thống cáp quang đã và đang dần thay thế vị trí của các hệ thống cũ nhằm mang lại kết nối tốt hơn cho người sử dụng. Và tất nhiên nếu không có thiết bị này sẽ không thể gắn kết mạng ổn định được. Hãy cũng chúng tôi tìm hiểu tất cả đầy đủ nhất về đầu nối cáp quang qua bài viết này.

Tất tần tật về đầu nối cáp quang không phải ai cũng biết

Đầu nối cáp quang là gì?

Đầu nối cáp quang có nhiều thành phần khác nhau nhưng chủ yếu vẫn từ 3 bộ phận chính: Ống nối ferrule, thân đầu nối connector body và khớp nối coupling mechanism. Phần Ferrule ở phía trước có tác dụng giữ thẳng hàng kết nối giữa 2 sợi quang, bộ phần này được giữ bằng một lò xo collar assembly ở bên trong thân đầu nối. Phía cuối đầu nối có một khóa đuôi giúp tang tối đa khả năng chống vặn xoắn và chịu tải khi kéo cáp quang, một chuôi cáp có tác dụng hạn chế uốn cong cáp, bảo vệ và giảm suy hao. Bên ngoài thân đầu nối có vỏ đầu giúp bảo vệ thân đầu nối.

Cấu tạo đầu nối cáp quang

– Ống nối ferrule có cấu trúc rỗng thông thường có dạng hình trụ. Ống được làm từ các nguyên liệu như sứ, kim loại hay nhựa chất lượng cao, với chức năng là giữ chặt sợi quang không để di chuyển.

– Thân đầu nối connector body có cấu trúc hình trụ to được làm từ nhựa hoặc kim loại chứa ống nối, cố định với lớp vỏ ngoài jacket bảo vệ và lớp chịu lực.

– Khớp nối coupling mechanism là một phần của thân đầu nối có nhiệm vụ cố định đầu nối khi kết nối với những thiết bị khác.

1.Các kiểu đầu nối cáp quang

Đầu nối ST

Được phát triển bởi AT&T, đầu nối ST là loại đầu nối “đầu đời” được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong hệ thống cáp quang. Đầu nối ST sử dụng một ống nối bán kính ống nối 2,5 mm theo tiêu chuẩn EIA-604-2 với thân đầu nối làm từ nhựa hay kim loại (thường sử dụng kim loại), được cố định qua khớp nối dạng vặn, nên khi thực hiện kết nối cần chắc chắn đầu nối phải được đưa vào đúng khớp.

Đầu nối SC

Đầu nối SC cũng sử dụng một ống nối có bán kính 2,5 mm theo tiêu chuẩn EIA-604-3, dùng để cố định sợi quang. Khác với đầu nối ST, SC sử dụng cơ chế cắm/rút giúp người dễ dàng và thuận tiên khi thao tác hơn là so với cơ chế vặn xoắn của đầu nối ST. Ban đầu SC không được sử dụng nhiều do chi phí giá thành tương đối cao. Tuy nhiên hiện tại chi phí cho một đầu nối SC đã được giảm đáng kể và do đó đã phổ biến hơn đến người dùng.

Đầu nối LC

Là đầu nối được phát triển bởi hãng Lucient Technologies. LC là một dạng đầu nối nhỏ, sử dụng ống nối với bán kính chỉ 1,25 mm (chỉ bằng 1 nửa so với đầu ST và SC), phần thân đầu nối LC có cấu tạo tương tự đầu nối SC. Sử dụng cơ chế “tai giữ cố định”, đầu nối LC thường được sử dụng trong module quang SFP hoặc kết nối quang có yêu cầu mật độ lớn.

Đầu nối FC

Đầu nối quang FC sử dụng một ống nối có bán kính 2,5 mm, được thiết kế với phần thân có dạng ren, thích hợp trong môi trường có độ rung cao, cần tính ổn định. Đầu FC thường được ứng dụng cho ngành viễn thông, tuy nhiên hiện nay đang dần bị thay thế bởi các đầu nối SC và LC.

Đầu nối MT-RJ

Được phát triển bởi AMP/Tyco và Corning, MT-RJ là đầu nối gồm hai sợi quang bán kính lần lượt 2,5 và 4,4 mm, sử dụng chung một ống nối được làm từ polyme. Cơ chế khớp nối được thiết kế dành cho cáp đồng đôi xoắn, MT-RJ có hai dạng là đầu cái và đầu đực.

Vai trò của đầu nối cáp quang

Đầu nối cáp quang được sử dụng để kết nối các sợi quang trong hệ thống cáp quang, cho phép truyền dẫn thông tin ở dạng ánh sáng. Để có một kết nối quang tốt với độ suy hao thấp thì đầu nối cáp quang phải được kiểm tra một cách kĩ kỹ lưỡng, làm sạch bụi bẩn cẩn thận, không có các mảnh vỡ hay vết trầy xước đồng thời 2 lõi sợi quang phải được đặt một cách thẳng hàng. Hai lõi sợi quang Multimode (đa mode) sẽ dễ đặt thẳng hàng hơn so với hai lõi sợi quang single mode (đơn mode) do đường kính của lõi sợi quang multimode lớn. Kết nối sợi quang singlemode đòi hỏi độ chính xác cao, bề mặt đầu nối phải được làm sạch sẽ, chỉ một sai sót nhỏ thôi cũng làm ảnh hưởng tới hiệu suất kết nối.

Các dạng điểm tiếp xúc cáp quang

Các dạng điểm tiếp xúc

a.Dạng Physical Contact (PC)

Dạng điểm tiếp xúc PC được làm vạt cong và sử dụng với đầu nối SC, FC và ST có giá trị suy hao phản xạ trong khoảng 40dB.

b.Dạng Ultra Physical Contact (UPC)

Dạng điểm tiếp xúc UPC được vạt cong và sử dụng với các đầu nối FC, ST,SC và E2000 và có giá trị suy hao phản xạ thấp hơn PC là 50dB.

c.Dạng Angled Physical Contact (APC)

Dạng điểm tiếp xúc APC lại vát chéo theo một góc 8 độ và có giá trị suy hao phản xạ khoảng 60dB.

Bề mặt kết nối đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hiệu suất kết nối lắp đặt cáp quang. Bề mặt kết nối không đảm bảo thì có thể dẫn tới hiệu suất truyền dẫn thông tin ở ánh sáng bị giảm. Do đó cần phải kiểm tra thật kĩ bề mặt kết nối trước khi thực hiện kết nối trong hệ thống cáp quang. Ngoài ra cũng cần lưu ý đến nhiệt độ môi trường làm việc của cáp quang. Ở các môi trường khắc nghiệt thì các đầu nối cáp quang và sợi quang có thể sẽ bị dịch chuyển hay bị biến đổi về hình dạng, dẫn tới giảm hiệu suất truyền dẫn.

Vậy là đã kết thúc những tổng hợp mà chúng tôi muốn gửi đến các bạn những vấn đề xung quanh đầu nối cáp quang sẽ phải rất lâu sau này mới có được một thiết bị thay thế được. Nếu bạn có nhu cầu mua cáp và đầu nối vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ giá tốt và giải đáp thắc mắc miễn phí.

Sẽ không khó nếu hỏi các bạn đâu là những loại cáp đang sử dụng nhiều nhất hiện nay. Câu trả lời phổ biến nhất đó là cáp đồng và cáp quang. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn so sánh được ưu nhược điểm giữa 2 loại cáp này để thuận tiện khi tiến hành chọn mua.

Cáp đồng là gì?

Cáp đồng là loại cáp được làm bằng dây điện giống như dây điện thoại. Đây là loại cáp được sử dụng công nghệ truyền internet bằng điện với băng thông tốc độ bất đối xứng, có nghĩa là độ download và upload không bằng nhau. Cáp mạng đồng thường là cáp xoắn đôi gồm 4 cặp dây xoắn đôi có các loại phổ thông như cat5e hay cat6.

Cáp quang là gì?

Cáp quang là loại cáp được làm bằng các sợi thủy tinh hoặc nhựa plastic được sử dụng trong ngành viễn thông để truyền tải tín hiệu bằng ánh sáng. Cấu tạo của cáp quang giúp nó được sử dụng phổ biến trong đời sống hiện nay với khả năng truyền tải tín hiệu trong khoảng cách rất xa và không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại cảnh tác động như môi trường, thời tiết, các thiết bị điện sử dụng gần.

Ưu điểm và nhược điểm của cáp quang và cáp đồng

Cáp quang dài, mỏng thành phần của thủy tinh trong suốt bằng đường kính của một sợi tóc, các sợi tóc này được sếp thành bó và có thể truyền tín hiệu trong một khoảng cách xa hơn. So với những loại cáp đồng, nếu như cáp đồng truyền tín hiệu bằng điện, thì cáp quang ít bị nhiễu, tốc độ cao và truyền xa hơn. Cáp quang chỉ truyền sóng ánh sáng (không truyền tín hiệu điện) nên nhanh, không bị nhiễu và hạn chế tối đa, không bị nghe trộm.

Cáp quang có độ duy dần thấp hơn so với các loại cáp đồng nên có thể truyền tải tín hiệu đi xa hơn, lên đến hàng trăm km.  Cáp quang được thiết kế có đường kính nhỏ hơn, mỏng hơn các loại cáp đồng. Chính vì sợi quang mỏng hơn nên có thể tải dung lượng cao hơn, cho phép nhiều kênh đi qua cáp của bạn. Trong cáp quang, các tín hiệu bị mất cũng ít hơn trong cáp đồng nên độ suy giảm tín hiệu ít hơn. Chất lượng tín hiệu tốt hơn các loại cáp đồng nên tín hiệu ánh sáng từ sợi quang không bị nhiễu với các sợi khác trong cùng cáp.

tín hiệu trong cáp quang giảm ít, nên sử dụng điện nguồn ít hơn. Cáp quang lý tưởng thích hợp để tải thông tin dạng số mà đặc biệt ó ích đặc biệt trong mạng máy tính. Hơn nữa, vì không có điện qua cáp quang nên không gây cháy hay hỏa hoạn, an toàn cho người sử dụng.

Trong suốt quá trình truyền tín hiệu, tín hiệu ánh sáng sẽ hạn chế việc suy giảm nên đường truyền của người sử dụng sẽ ổn định. Đường truyền của qua cáp tín hiệu bạn sẽ không chịu ảnh hưởng quá nhiều về các yếu tố của thời tiết hoặc môi trường xung quanh, xung điện từ. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm nhiều các dịch vụ tiện ích như điện thoại cố định, truyền hình…

Tuy nhiên, đối với cáp quang, nối cáp khó khăn và yêu cầu cáp phải càng thẳng càng tốt, không gập cong. Chi phí cáp quang và lắp đặt các thiết bị luôn cao hơn so với cáp đồng.

Đối với cáp đồng: Môi trường truyền tín hiệu thông qua môi trường tín hiệu điện, trong khi đó, cáp quang truyền tín hiệu qua môi trường ánh sáng.

Về tốc độ dẫn truyền: cáp đồng có sự bất đối xứng giữa dowload với upload, tối đa là 10 Mbps. Còn đối với cáp quang: đó là mạng đối xứng, dowload bằng upload, có thể lên tới 100 Gbps.

Chiều dài của cáp: để đảm bảo tính ổn cáp đồng có chiều dài tối đa khoảng 500M, còn cáp quang có thể lên đến 100Km.

Tính bảo mật: cáp đồng có bảo mật thấp, dễ có khả năng bị đánh cắp dữ liệu trên quá trình truyền tải ở đường dây, dễ dẫn sét làm ảnh hưởng đến hệ thống máy chủ. Trong khi đó, cáp quang có độ bảo mật cao, tín hiệu ánh sáng làm cho thiết bị có độ an toàn cao, không dễ bị đánh cắp dữ liệu. Khả năng chống sét, dẫn điện và bảo quản hệ thống máy chủ cao hơn cáp đồng.

Về độ ổn định: cáp đồng có khả năng ổn định hạn chế hơn, chịu nhiều ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài như điều kiện thời tiết, dễ nhiễm từ, chập cháy… Còn đối với cáp quang: độ ổn định khá cao, không chịu ảnh hưởng từ điều kiện môi trường bên ngoài, độ suy ít nên có khả năng dẫn truyền cao.

Tốc độ cam kết quốc tế: cáp đồng không có độ cam kết còn cáp quang là >= 256 Kbps.

Khả năng ứng dụng các dịch vụ của cáp đồng không phù hợp vì tốc độ thấp, Modem không hỗ trợ Wireless. Còn đối với cáp quang rất phù hợp vì có thể tùy biến tốc độ upload hoặc download, Modem hỗ trợ Wireless.

Như vậy, có thể thấy rằng, cáp quang hiện nay có những ưu điểm vượt trội hơn rất nhiều so với cáp đồng, được sử dụng thích hợp hơn trong cuộc sống tiện nghi với công nghệ thông tin như ngày nay. Ở Việt Nam, có rất nhiều hãng viễn thông, các lĩnh vực đã chuyển đổi từ cáp đồng sang sử dụng cáp quang do ưu thế vượt trội của cáp quang so với cáp đồng.

Ngày nay với những ưu điểm mà cáp quan mang lại thì dường như hệ thống này được ưa chuộng nhiều hơn khi tiến hành lắp đặt. Tuy nhiên, vẫn có những điểm khiến ta chọn cáp đồng cho nhu cầu sử dụng của mình. Bạn nên hỏi kỹ nhân viên tư vấn để đưa ra được lựa chọn tối ưu nhất cho mình.

Zalo
Phone