Dây Dẫn Điện

Chọn dây điện, cáp điện, thanh cái theo các tiêu chuẩn thường được dùng rất nhiều. Tại sao vậy? Vì các tiêu chuẩn đó được đưa ra dựa vào tính toán kết hợp với kinh nghiệm. Việc chọn theo các tiêu chuẩn còn giúp cho việc thiết kế, thi công công trình hợp các tiêu chuẩn đã có sẵn.

Theo tiêu chuẩn IEC 60439. Dòng điện và tiết diện dây dẫn đến 400A được chọn trong các bảng 8 IEC60439-1

Dòng điện và tiết diện dây dẫn, thanh cái từ 400A đến 3150A được chọn trong bảng 9 IEC 60439-1

Một điều quan trọng cần lưu ý là việc lựa chọn thanh cái dùng cho tủ điện lại phụ thuộc vào kích thước đầu cực của MCCB. Khi lựa chọn busbar ta thường chọn bề rộng bằng với đầu cực MCCB còn độ dày thì chọn sao cho đạt chuẩn trong các bảng tra. Độ rộng đầu cực MCCB thường như sau:

  • Framesize 63, 100A: 17mm
  • Framesize 200A: 22.5mm
  • Framesize 400A: 30mm
  • Framesize 800A: 41mm
  • Framesize 1200A: 44mm

Tìm hiểu về dây cáp điện và phân loại chúng sẽ giúp bạn rất nhiều cho việc lắp đặt hệ thống điện cho hiệu quả. Cũng như tăng khả năng tiết kiệm điện trong quá trình sử dụng và tuổi thọ của các thiết bị đang sử dụng. Bài viết này chúng ta sẽ cùng thực hiện việc xác định loại dây nào và phân loại chúng theo từng nhu cầu sử dụng.

Dây cáp điện là gì

Qua tìm hiểu chúng tôi xin được trả lời câu hỏi trên như sau: Dây điện được hiểu đơn giản là dây trên các đường dây truyền tải điện tại các cột điện cao áp. Dây trần, không có cách điện, vì nếu dùng cho truyền tải, không khí xung quanh chính là lớp cách điện.

Còn dây cáp điện, chính là dây được đặt ngầm ở dưới đất, tại các khu đô thị lớn, trong các nhà máy… sẽ tăng được độ an toàn mà không làm mất mỹ quan. Cáp có vỏ cách điện bên ngoài, thường được đặt trong các rãnh.

Phân loại dây cáp điện

Để tiến hành phân loại các mẫu dây cáp điện đang có trên thị trường mình xin đưa ra những ý kiến sau: Có 3 loại chính đó là

1. Dây & cáp lõi đơn

Các ruột dẫn được làm bằng đồng ủ, một ruột đặc hoặc nhiều ruột xoắn, vỏ bọc PVC hoặc PVC có khả năng chịu nhiệt, theo tiêu chuẩn IEC 60227 và BS 6004. Các loại cáp này có điện áp 450/750V. Bạn có thể tham khảo cáp điện mềm 1 ruột đồng VCm Lion để biết thêm kiểu dáng và mẫu mã.

Cáp PVC với các vật liệu chứa axit halogen ít hơn 15% tổng khối lượng khi đun nóng ở 800 º C sẽ được sử dụng nếu khách hàng có yêu cầu.

2. Dây & cáp điện hạ thế

Low Voltage dây cáp điện không có lớp giáp và có lớp giáp PVC và XLPE, điện áp thấp được sản xuất theo tiêu chuẩn của Anh BS và tiêu chuẩn quốc tế IEC và theo yêu cầu của khách hàng, tất cả đều theo qui trình quản lý chất lượng nghiêm ngặt. Các lọai dây & cáp này có mức điện áp là 600/1000V

Cáp điện PVC được sản xuất bằng đồng lõi tinh luyện. Các lõi được đặt cùng nhau và được bảo vệ bằng vỏ bọc PVC bên trong, bọc thép xung quanh lõi và cáp lõi đơn được bọc thép với dây dẫn bằng nhôm và cuối cùng được bảo vệ bằng lớp PVC ở bên ngoài. Cáp không có giáp là loại dây không có vỏ bọc thêm ở ngoài và không được bọc thép. Vỏ PVC của tất cả các cáp có tác dụng chống Tia Cực Tím và Chốn Bén Cháy.

Chất liệu vỏ bọc PVC bên trong và bên ngoài nơi halogen axit thoát ra ít hơn 15% của tổng số chất khi được nung nóng ở nhiệt độ 800ºC sẽ được cung cấp theo yêu cầu.

Cáp điện được cách nhiệt XLPE được sản xuất bằng đồng lõi cáp được tôi nhẵn . Các lõi được đặt cùng nhau và được bảo vệ bằng vỏ bọc PVC bên trong, bọc thép xung quanh lõi và cáp lõi đơn được bọc thép với dây dẫn bằng nhôm và cuối cùng được bảo vệ bằng lớp vỏ PVC ở bên ngoài.

An toàn hỏa hoạn là tiêu chí hàng đầu về an toàn cơ sở hạ tầng khi lắp đặt hệ thống điện tòa nhà hiện đại. Một khi không thể kiểm soát được hỏa hoạn có thể gây ra những thiệt hại lớn về tài sản cũng như con người. Một trong số đó, tốc độ lan rộng của việc hỏa hoạn, việc sinh khí halogen từ việc đốt cháy các chất liệu chứa clo và việc hít khói vào làm cho việc thoát khỏi một đám cháy khó khăn và nguy hiểm.

3. Cáp tín hiệucáp điều khiển

Có nhiều loại cáp điều khiển và tín Hiệu (Instrumentation) nhiều cặp và nhiều lõi với lõi cáp bằng đồng hàm lượng cao và không có oxy được tôi và bệnh bằng chất cách nhiệt PVC, PE hoặc XLPE. Các lựa chọn khác gồm có vỏ bọc PVC hoặc LSZH có hoặc không có dây dẫn được bọc thép. Các lựa chọn khác bao gồm các lưới chắn toàn bộ hoặc riêng lẽ được sản xuất bằng nhôm/băng PE hoặc đồng mạ thiếc được bện như là lưới chắn.

Có các loại cáp tín hiệu có điện áp 300/500V và được sản xuất theo tiêu chuẩn BS 5308 hoặc BS EN 50288. Loại cáp điều khiển có điện áp 600/1000v và được sản xuất theo tiêu chuẩn BS 5467 hoặc IEC 60502-1.

Chất liệu dùng cho vỏ bọc PVC bên ngoài và bên trong chứa axit halogen ít hơn 15% tổng khối khi được nung nóng đến 800ºC sẽ được cung cấp theo yêu cầu của khách hàng.

Theo bài viết này bạn có thể căn cứ vào từng mục đích nhu cầu sử dụng để có thể chọn ra dây cáp điện phù hợp cho mình. Hãy chọn những nhãn hiệu có uy tín trên thị trường để chọn mua tránh các sản phẩm kém chất lượng có thể dẫn đến chập nổ trong quá trình sử dụng.

Chương I.3 : CHỌN TIẾT DIỆN DÂY DẪN

Phạm vi áp dụng

I.3.1. Chương này áp dụng cho việc chọn tiết diện dây dẫn, gồm các loại dây trần, dây bọc, cáp và thanh dẫn, theo mật độ dòng điện kinh tế, theo tổn thất điện áp cho phép, độ phát nóng cho phép và điều kiện vầng quang. Nếu tiết diện dây dẫn chọn theo các điều kiện trên nhỏ hơn tiết diện chọn theo các điều kiện khác như độ bền cơ học, bảo vệ quá tải, độ ổn định động điện và độ ổn định nhiệt thì phải lấy tiết diện lớn nhất.

Chọn dây dẫn theo mật độ dòng điện kinh tế

I.3.2. Phải lựa chọn tiết diện dây dẫn và cáp trên 1kV theo mật độ dòng điện kinh tế bằng công thức:

I.3.3. Việc tăng số đường dây hoặc số mạch đường dây đã lựa chọn tiết diện theo mật độ dòng điện kinh tế phải dựa trên cơ sở tính toán kinh tế kỹ thuật để đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện.

I.3.4. Không lựa chọn tiết điện dây dẫn theo mật độ dòng điện kinh tế trong các trường hợp sau:

I.3.5. Khi dùng bảng I.3.1 còn phải theo các nội dung sau:

Chọn dây dẫn theo tổn thất điện áp cho phép

I.3.6. Trong lưới điện phân phối đến 1kV, tiết diện dây dẫn được lựa chọn theo tổn thất điện áp cho phép và kiểm tra lại theo điều kiện phát nóng lâu dài cho phép:

I.3.7. Tổn thất điện áp cho phép cụ thể từng trường hợp phụ thuộc vào yêu cầu của loại hình phụ tải, kể cả khi khởi động các động cơ điện và có tính đến việc tăng trưởng phụ tải trong tương lai, nhất là với đường cáp ngầm.

I.3.8. Đối với phụ tải điện có yêu cầu ổn định điện áp ở mức độ cao đặc biệt, nếu chọn tiết diện dây dẫn theo tổn thất điện áp cho phép bị quá lớn gây tốn kém, thì phải so sánh với phương án nâng cấp điện áp đường dây kèm theo biến áp hạ áp ở cuối đường dây hoặc phương án đảm bảo sụt áp ở mức độ bình thường.

Chọn dây dẫn theo độ phát nóng cho phép

I.3.9. Các trường hợp đã ghi trong Điều I.3.4 là trường hợp dây dẫn được lựa chọn theo nhiệt độ phát nóng cho phép, sau đó kiểm tra thêm các tiêu chí khác, như độ sụt áp cho phép, độ ổn định điện động, giới hạn tiết diện về tổn thất vầng quang; còn các trường hợp khác thì độ phát nóng cho phép chỉ dùng để kiểm tra lại dây dẫn sau khi đã được lựa chọn theo mật độ dòng điện kinh tế hoặc tổn thất điện áp cho phép.

I.3.10. Các loại dây dẫn đều phải thoả mãn độ phát nóng cho phép, không chỉ trong chế độ làm việc bình thường mà cả trong chế độ sự cố hệ thống, tức là chế độ đã có một số phần tử khác bị tách khỏi hệ thống làm tăng dòng điện ở phần tử đang xét. Phụ tải lớn nhất được xét là phụ tải cực đại trung bình trong nửa giờ, xét tương lai phát triển trong 10 năm tới với đường dây trên không và sau 20 năm đối với đường cáp ngầm.

I.3.11. Đối với chế độ làm việc ngắn hạn và ngắn hạn lặp lại của phụ tải (tổng thời gian một chu kỳ đến 10 phút và thời gian làm việc trong chu kỳ không quá 4 phút), để kiểm tra tiết diện dây dẫn theo độ phát nóng cho phép, phụ tải tính toán được quy về chế độ làm việc liên tục, khi đó:

I.3.12. Đối với chế độ làm việc ngắn hạn có thời gian đóng điện không quá 4 phút và thời gian nghỉ giữa 2 lần đóng điện đủ làm nguội dây đến nhiệt độ môi trường, phụ tải lớn nhất cho phép được xác định theo Điều I.3.9.

I.3.13. Đối với 2 đường cáp trở lên thường xuyên làm việc song song, khi xét độ phát nóng cho phép của một đường ở chế độ sự cố, tức là chế độ có một trong những đường cáp ở trên không vận hành tạm thời, cho phép tính toán đường cáp còn lại vận hành quá tải theo tài liệu của nhà chế tạo.

I.3.14. Dây trung tính trong lưới 3 pha 4 dây phải có độ dẫn điện không nhỏ hơn 50% độ dẫn diện của dây pha.

I.3.15. Khi xác định dòng điện lâu dài cho phép đối với dây dẫn trần và bọc cách điện, cáp ngầm, thanh dẫn khi nhiệt độ môi trường khác với nhiệt độ nói ở Điều I.3.16, 18 và 25 thì dùng hệ số hiệu chỉnh nêu trong bảng I.3.30.

I.3.16. Dòng điện lâu dài cho phép đối với dây dẫn có bọc cách điện cao su hoặc PVC, cáp cách điện cao su hoặc nhựa tổng hợp có vỏ chì, PVC hoặc cao su do nhà chế tạo quy định; nếu không có quy định thì tham khảo trong bảng I.3.3  I.3.9, được tính với nhiệt độ phát nóng của ruột là +65oC khi nhiệt độ không khí xung quanh là +25oC hoặc khi nhiệt độ trong đất là +15oC.

Dòng điện lâu dài cho phép của cáp lực

I.3.17. Dòng điện lâu dài cho phép của cáp cách điện giấy tẩm dầu đến 35kV vỏ bọc kim loại hoặc PVC lấy theo nhiệt độ phát nóng cho phép của ruột cáp: có điện áp danh định đến 6kV là +65oC; đến 10kV là +60oC; 22 và 35kV là +50oC; hoặc theo các thông số kỹ thuật hoặc danh định của nhà chế tạo.

I.3.18. Dòng điện lâu dài cho phép của cáp đặt trong đất do nhà chế tạo quy định; nếu không có qui định thì tham khảo theo các bảng I.3.10, 13, 16  18, tính với trường hợp đặt cáp trong hào ở độ sâu 0,7 – 1m, nhiệt độ của đất là +15oC và nhiệt trở suất của đất là 120cm.oK/W.

I.3.19. Dòng điện lâu dài cho phép đối với cáp đặt trong nước do nhà chế tạo quy định; nếu không có qui định thì tham khảo theo các bảng I.3.11, 14, 18, 19 được tính với nhiệt độ của nước là +15oC.

I.3.20. Dòng điện lâu dài cho phép đối với cáp đặt trong không khí do nhà chế tạo quy định; nếu không có qui định thì tham khảo theo các bảng I.3.12, 15  21, được tính với khoảng cách giữa các cáp khi đặt trong nhà, ngoài trời và trong hào không nhỏ hơn 35mm, còn khi đặt trong mương thì khoảng cách đó không nhỏ hơn 50mm, với số lượng cáp bất kỳ và nhiệt độ không khí là +25oC.

I.3.21. Dòng điện lâu dài cho phép khi đặt một cáp trong ống chôn trong đất không có thông gió nhân tạo phải lấy như khi đặt cáp trong không khí.

I.3.22. Khi tuyến cáp qua nhiều môi trường khác nhau, dòng điện cho phép được tính cho đoạn cáp có điều kiện xấu nhất nếu chiều dài đoạn này lớn hơn 10m. Khi đó nên thay đoạn cáp này bằng cáp có tiết diện lớn hơn.

I.3.23. Khi đặt một số cáp trong đất hoặc trong ống, dòng điện lâu dài cho phép phải giảm đi bằng cách nhân với hệ số nêu trong bảng I.3.22 không kể cáp dự phòng. Khi đặt cáp trong đất, khoảng cách giữa chúng không nên nhỏ hơn 100mm.

I.3.24. Dòng điện lâu dài cho phép đối với cáp chứa dầu áp lực, khí, cáp XLPE và cáp EPR, cáp một ruột đai thép theo tài liệu của nhà chế tạo.

I.3.25. Các bảng dòng điện cho phép của cáp nêu trên, cho với điều kiện nhiệt độ tính toán của không khí là +25oC, nhiệt độ tính toán của nước là +15oC.

I.3.26. Khi cáp đặt trong ống chôn trong đất thì coi như cáp đặt trong không khí có nhiệt độ bằng nhiệt độ của đất.

I.3.27. Khi cáp đặt thành khối, theo hướng dẫn của nhà chế tạo.

Dòng điện lâu dài cho phép đối với dây dẫn và thanh dẫn trần

I.3.28. Dòng điện lâu dài cho phép của thanh dẫn và dây dẫn trần theo tài liệu của nhà chế tạo, nếu không có tài liệu của nhà chế tạo thì tham khảo các bảng I.3.23  I.3.29 được tính với nhiệt độ phát nóng cho phép +70oC khi nhiệt độ không khí +25oC. Khi lựa chọn thanh dẫn và dây dẫn cần kiểm tra dòng điện lâu dài cho phép theo điều kiện phát nóng phù hợp với điều kiện làm việc của thanh dẫn và dây dẫn. Việc tính toán kiểm tra dòng điện lâu dài cho phép thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục I.3.1.

I.3.29. Khi bố trí thanh dẫn theo hình 1 (bảng I.3.28) thì dòng điện nêu trong bảng I.3.28 phải giảm đi 5% đối với thanh dẫn có chiều rộng h đến 60mm và 8% đối với thanh dẫn có chiều rộng h lớn hơn 60mm.

I.3.30. Khi chọn thanh dẫn có tiết diện lớn, phải chọn theo mật độ dòng điện kinh tế và có kết cấu thích hợp để giảm tối đa các tổn thất phụ do hiệu ứng bề mặt, hiệu ứng ở gần, và phải đảm bảo làm mát tốt nhất.

Chọn dây dẫn theo điều kiện vầng quang

I.3.31. Đối với cấp điện áp 110kV trở lên, dây dẫn phải được kiểm tra theo điều kiện vầng quang, theo nhiệt độ trung bình và mật độ không khí phụ thuộc độ cao so với mặt biển. Cường độ điện trường cực đại (E) ở mặt ngoài dây dẫn không được vượt quá 0,9E0 (E0 là cường độ điện trường bắt đầu phát sinh vầng quang ở dây dẫn).E0 = 17 – 21 kV/cm.

I.3.32. Khi chọn dây chống sét, ngoài việc đảm bảo các điều kiện về tính toán cơ lý nêu ở Phần II, cần kiểm tra điều kiện ổn định nhiệt khi xảy ra ngắn mạch một pha, thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục I.3.2.

Chương I.4 : CHỌN THIẾT BỊ VÀ DÂY DẪN THEO ĐIỀU KIỆN NGẮN MẠCH

Phạm vi áp dụng

I.4.1. Chương này áp dụng cho việc chọn thiết bị và dây dẫn theo điều kiện ngắn mạch dùng điện xoay chiều tần số 50Hz.

Yêu cầu chung

I.4.2. Phải kiểm tra theo chế độ ngắn mạch (trừ các trường hợp nêu trong Điều I.4.4):

I.4.3. Ở thiết bị điện trên 1kV không phải kiểm tra:

I.4.4. Không phải kiểm tra theo chế độ ngắn mạch:

I.4.5. Khi chọn sơ đồ tính dòng ngắn mạch, chỉ xét chế độ làm việc lâu dài của thiết bị điện mà không xét chế độ làm việc ngắn hạn tạm thời.

I.4.6. Phải xét đến các dạng ngắn mạch sau đây:

I.4.7. Các thiết bị và dây dẫn của mạch điện phải chọn theo dòng điện ngắn mạch lớn nhất chạy qua.

I.4.8. Trên mạch có điện kháng ở trạm trong nhà mà thiết bị và dây dẫn đặt trước điện kháng có ngăn cách với thanh cái cấp điện (trên đoạn rẽ nhánh từ mạch chính) bằng trần nhà, vách ngăn v.v. thì được chọn theo dòng ngắn mạch sau điện kháng, nếu điện kháng đặt trong cùng một nhà và được nối bằng thanh dẫn.

I.4.9. Khi kiểm tra ổn định nhiệt, thời gian tính toán lấy bằng tổng thời gian tác động của bảo vệ chính của máy cắt gần nơi ngắn mạch nhất và toàn bộ thời gian cắt của máy cắt (kể cả thời gian cháy của hồ quang).

Xác định dòng điện ngắn mạch để chọn thiết bị và dây dẫn

I.4.10. Xác định dòng điện ngắn mạch để chọn thiết bị, thanh dẫn, dây dẫn, để kiểm tra các thiết bị chịu lực, xuất phát từ những yêu cầu sau:

I.4.11. Đối với lưới trên 1kV, chỉ tính điện kháng của thiết bị và đường dây. Tính tổng trở đối với đường dây tiết diện nhỏ, đường cáp dài có tiết diện nhỏ.

I.4.12. Đối với lưới điện tới 1kV, phải tính cả điện kháng và điện trở của tất cả các phần tử, kể cả điện trở tiếp xúc của các tiếp điểm. Cho phép bỏ qua điện trở hoặc điện kháng nếu tổng trở sai lệch không quá 10%.

I.4.13. Đối với lưới điện tới 1kV nhận điện từ máy biến áp giảm áp; khi tính ngắn mạch, phải coi điện áp đưa vào máy biến áp là không đổi và bằng điện áp danh định của lưới.

I.4.14. Đối với các phần tử được bảo vệ bằng cầu chảy có tính năng hạn chế dòng điện, phải kiểm tra độ ổn định động theo dòng điện ngắn mạch tức thời lớn nhất đi qua cầu chảy.

Chọn dây dẫn và cách điện, kiểm tra kết cấu chịu lực theo lực điện động của dòng điện ngắn mạch

I.4.15. Lực điện động tác động lên thanh dẫn cứng, truyền đến cách điện và kết cấu đỡ cứng phải được tính theo dòng điện ngắn mạch ba pha tức thời lớn nhất, có xét đến sự lệch pha giữa các dòng điện và bỏ qua dao động cơ học của kết cấu thanh dẫn.

Phải kiểm tra để hệ dẫn điện mềm không chập nhau.

I.4.16. Lực cơ học do dòng điện ngắn mạch xác định theo Điều I.4.15 truyền qua thanh dẫn cứng đến cách điện đỡ và cách điện xuyên không được vượt quá 60% lực phá huỷ nhỏ nhất của cách điện nếu là cách điện đơn, và không được quá 100% lực phá huỷ của cách điện nếu là cách điện kép.

Chọn dây dẫn theo điều kiện phát nóng khi ngắn mạch

I.4.17. Nhiệt độ phát nóng của dây dẫn khi ngắn mạch không được vượt quá trị số cho phép trong bảng sau:

I.4.18. Việc kiểm tra cáp theo điều kiện phát nóng khi ngắn mạch như đã nêu trong Điều I.4.2 được tiến hành đối với:

I.4.19. Khi kiểm tra ổn định nhiệt của thiết bị và dây dẫn của đường dây có thiết bị tự đóng lại tác động nhanh, phải tính đến việc tăng độ phát nóng do tăng tổng thời gian dòng ngắn mạch. Khi kiểm tra phát nóng theo điều kiện ngắn mạch, các dây phân pha được coi như một dây có tiết diện bằng tổng tiết diện các dây phân pha.

Chọn thiết bị điện theo khả năng đóng cắt

I.4.20. Để chọn máy cắt điện trên 1kV cần thực hiện:

I.4.21. Khi chọn cầu chảy theo khả năng cắt, phải lấy trị số hiệu dụng của dòng điện ngắn mạch chu kỳ đầu làm dòng điện cắt tính toán (bỏ qua tính năng hạn chế dòng điện của cầu chảy).

I.4.22. Ngoài việc chọn theo khả năng cắt ngắn mạch, máy cắt còn phải chọn theo khả năng cắt điện áp phục hồi quá độ (Transient recovery voltage – TRV). Khả năng cắt TRV của máy cắt phải lớn hơn trị số TRV tính toán cụ thể cho từng vị trí máy cắt trong hệ thống.

Zalo
Phone