Động Cơ

Hình 1. Một số nhãn của các động cơ 3 pha.

Vấn đề đặt ra là trên các nhãn đó ghi những thông tin gì? Nó có giúp ích gì cho chúng ta hay không?

Để trả lời câu hỏi đó thì ta cùng tìm hiểu sơ lược về những thông số được ghi trên nhãn của động cơ 3 pha qua bài viết nhé!

1. Sơ lược về các thông số trên nhãn động cơ 3 pha

Trên nhãn của một động cơ 3 pha thông thường sẽ có những thông số quan trọng như sau:

– Công suất định mức (Hp, kW, W): là công suất định mức đầu ra trên trục động cơ (động cơ), công suất điện đưa ra (máy phát). Hay nói cách khác là công suất cơ trên trục động cơ.

– Điện áp dây định mức Uđm(V): đối với động cơ ba pha là U dây, đối với động cơ một pha thì U là điện áp đặt trên đầu cực của động cơ (Pha-trung tính, pha-pha).

– Dòng điện dây định mức Iđm(A).

Ví dụ: Trên nhãn động cơ ghi Δ/Y – 220/380V – 7,5/4,3A có nghĩa là khi điện áp dây lưới điện bằng 220V thì ta nối dây quấn stator theo hình tam giác và dòng điện dây định mức tương ứng là 7,5A. Khi điện áp dây lưới điện là 380V thì dây quấn stator nối theo hình sao, dòng điện định mức là 4,3A.

– Tốc độ quay định mức nđm (vòng/phút).

– Tần số định mức (Hz).

– Cấp cách điện.

– Hệ số công suất định mức (cosφ).

– Hiệu suất định mức (η).

– Loại động cơ: Theo các tiêu chuẩn National Electrical Code và National Electrical Manufactures Association (NEMA), các motor được phân loại bởi kí tự đặc trưng cho tỉ số của dòng khởi động và dòng định mức. Có 6 loại: A, B, C, D, E, F. Bằng các kí tự này, có thể xác định chính xác được dòng định mức của CB (Circuit Breaker), cầu chì (Fuse) và các thiết bị bảo vệ khác.

  • Loại A: Dòng khởi động bình thường, 5 đến 7 lần dòng định mức. Trên 7,5HP phải giảm điện áp khởi động, momen khởi động bình thường và khoảng 150% định mức. Đây là loại motor bình thường (Normal type), thông dụng (General Purpose) như: máy công cụ, bơm ly tâm, bộ động cơ – máy phát, quạt, máy thổi, các thiết bị cần momen khởi động thấp.
  • Loại B: điện kháng cao và dòng khởi động thấp do các rãnh của rotor kín, sâu và hẹp. Thông dụng như loại A. Nhiều nhà sản xuất chỉ chế tạo động cơ General Purpose trên 5 Hp.
  • Loại C: Dòng khởi động thấp 4,5 đến 5 lần định mức, momen khởi động cao khoảng 225% định mức, rotor lồng sóc kép. Ứng dụng: máy nén khí, máy bơm kiểu piston, máy trộn, máy nghiền, băng tải (conveyor) khởi động dưới tải, máy làm lạnh lớn, các thiết bị cần momen khởi động lớn.
  • Loại D: Dòng khởi động thấp, momen khởi động cao khoảng 275% định mức, dây quấn rotor có điện trở lớn. Loại motor này chỉ thích hợp với hoạt động không liên tục (intermittent) và tốc độ không phải ổn định vì độ trượt quá cao và hiệu suất quá thấp. Ứng dụng: máy đóng, máy cắt tỉa, xe ủi đất, máy nâng nhỏ, máy kéo kim loại, máy khuấy,…
  • Động cơ rotor dây quấn: điện trở ở mạch rotor cho dòng điện khởi động thấp và momen khởi động cao. Ứng dụng: thang máy, máy nâng, cần trục (Crane), cán thép, máy ủi, tải quặng hoặc than,…

Hình 2. Ví dụ về nhãn của một động cơ 3 pha bất kì.

Hình 3. Một số nhãn của động cơ 3 pha.

2. Công suất trong động cơ 3 pha

2.1. Công suất của động cơ nhận từ nguồn

Pđiện = P= 3U1I1cosφ

Trong đó:

2.2. Các công suất hao phí

Trong quá trình vận hành động cơ 3 pha sẽ xảy ra một số năng lượng bị hao phí, bao gồm:

  • Tổn hao đồng trên dây quấn stator (Pđ1).
  • Tổn hao sắt từ trong lõi thép stator (Pt).
  • Công suất điện từ: Là công suất nhận từ nguồn đưa vào rotor sau khi mất đi 1 phần do tổn hao đồng và sắt từ trên stator (Pđt).
  • Tổn hao đồng trên dây quấn rotor (Pđ2).
  • Tổn hao cơ trên trục (PC).

2.3. Công suất cơ có ích trên trục (công suất ra)

Là phần công suất cơ sau khi trừ đi do tổn hao ma sát, quạt và tổn hao phụ:

Pcơ có ích = P= P– Pmq

Tổng tổn hao trong đông cơ là:

∆P = Pđ1 + P+ Pđ2 + Pmq

2.4. Hiệu suất động cơ

3. Ví dụ về tính toán

Hãng sản xuất A có một động cơ 3 pha, nhãn của động cơ ghi những thông số như sau:

  • Điện áp: Y/∆ – 380/220V.
  • Công suất: 3 Hp.
  • Tốc độ: 2940 vòng/phút.
  • Hệ số công suất: cosφ = 0,89.
  • Hiệu suất động cơ: η = 91,2%.
  • Tần số định mức 50 Hz.

Hãy tính toán dòng điện đầy tải của động cơ và Momen quay định mức ở đầu trục động cơ.

Ta có:

– Dòng đầy tải của động cơ được xác định:

– Momen quay định mức ở đầu trục:

Động cơ cảm ứng được tạo ra nhằm mục đích để xử lý các loại tải khác nhau và các tốc độ khác nhau.

Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu động cơ cảm ứng sẽ bị ảnh hưởng như thế nào khi thay đổi số cực trong Stator.

Ta có thể tăng hoặc giảm Moment xoắn bằng cách thêm hoặc bớt số cực trong Stator. Càng nhiều cực sẽ làm cho từ trường quay càng chậm.

Hình 1. Một số cực của động cơ cảm ứng mà ta thường gặp.

1. Tại sao càng nhiều cực sẽ làm cho từ trường quay càng chậm?

Để trả lời cho câu hỏi trên, chúng ta sẽ sử dụng công thức tính tốc độ đồng bộ sau để giải thích.

(Công thức này được ứng dụng trong động cơ là số cực từ)

Trong đó:

  • f là tần số của dòng điện xoay chiều được cung cấp.
  • p là số lượng cực của động cơ.

Giả sử chúng ta có một động cơ cảm ứng 2 cực hoạt động ở tần số 60 Hz, suy ra tốc độ từ trường của Stator là 3600 vòng/phút.

Hình 2. Động cơ cảm ứng 2 cực hoạt động ở tần số 60 Hz.

Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi ta thay đổi số cực của động cơ ở ví dụ trên là 6 cực thay vì 2 cực hoạt động ở tần số 60 Hz? Kết quả sẽ như hình bên dưới, ta thu được tốc độ từ trường của Stator bị giảm xuống còn 1200 vòng/phút.

Hình 3. Động cơ cảm ứng 4 cực hoạt động ở tần số 60 Hz.

Bảng sau đây thống kê lại những giá trị của tốc độ đồng bộ sẽ giảm khi ta tăng số cực số cực.

Chính vì vậy động cơ cảm ứng có moment xoắn càng cao sẽ có tốc độ càng chậm hơn so với động cơ cảm ứng có moment xoắn thấp hơn cùng loại, và dĩ nhiên tốc độ của nó cũng sẽ lớn hơn.

2. Lưu ý

Ở đây có một điều cần lưu ý, đó chính là khi tăng số cực thì chi phí sản xuất cũng sẽ tăng theo. Vì vậy, hầu hết các loại động cơ cảm ứng có cấu hình từ 2 đến 4 cực. Nếu như cần nhiều moment xoắn hơn thì người ta sẽ chọn một loại động cơ lớn hơn thay vì dùng động cơ 6 cực hoặc 8 cực.

3. Ví dụ

Cuối cùng chúng ta hãy cùng xem lại ví dụ sau nhé.

Nếu ta có một động cơ với tốc độ định mức 1774 vòng/phút, nó có bao nhiêu cực?

Hình 4. Nhãn động cơ cảm ứng.

Dựa vào nhãn của động cơ như hình trên, câu trả lời cho câu hỏi là 4 cực.

Hình 5. Tính số cực của động cơ với tốc độ định mức 1774 vòng/phút.

Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về ý nghĩa đường cong của momen động cơ.

1. Giới thiệu

Động cơ cảm ứng được dùng để thực hiện công việc hoàn thành một nhiệm vụ mang tính cơ học nào đó. Khi động cơ cảm ứng hoạt động nó sẽ sử dụng năng lượng điện để tạo ra momen xoắn cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ đó.

Đường cong tốc độ của momen xoắn sẽ cho chúng ta thấy momen xoắn được tạo ra như thế nào khi một động cơ cảm ứng thay đổi cách hoạt động trong suốt các giai đoạn khác nhau.

Hình 1. Đường cong tốc độ của moment xoắn của động cơ cảm ứng.

Hình 1. Đường cong tốc độ của momen xoắn của động cơ cảm ứng.

  • Momen khởi động là lượng momen mà động cơ cảm ứng tạo ra khi nó tăng tốc từ vị trí đứng yên.

Nhìn vào hình bên dưới, đường cong momen khởi động đạt 150% momen định mức.

Hình 2. Đường cong momen khởi động.

  • Pull up Torque (tạm gọi là Momen kéo tải) là lượng momen dùng để tăng tốc động cơ về tốc độ định mức của nó. Nếu momen của động cơ nhỏ hơn momen cần thiết để tăng tốc kéo tải thì tốc độ của động cơ không thể nào đạt đến tốc độ định mức.

Khi động cơ tiếp tục tăng tốc về tốc độ định mức thì nó sẽ đạt đến một giá trị gọi là momen tới hạn.

Hình 3. Momen tới hạn của động cơ.

Momen tới hạn là lượng momen lớn nhất mà động cơ có thể tạo ra. Hay nói cách khác, tại đây sẽ sinh ra một lực xoắn lớn nhất và một động cơ điện tạo ra với điện áp tương ứng được dùng ở tần số tương ứng mà không có sự suy giảm bất thường trong tốc độ.

Khi động cơ tăng tốc đến tốc độ định mức của nó, momen động cơ lúc này bằng khoảng 80% đến 100% momen định mực của nó. Đó là điều tất nhiên nếu như động cơ được thế kế đúng.

Hình 4. Momen động cơ khi tăng tốc đến tốc độ định mức.

2. Từng trường hợp của tải làm cho momen thay đổi

2.1. Ví dụ 1

Bây giờ chúng ta hãy cùng xem lại ví dụ sau và hãy chú ý đến giá trị momen động cơ.

Hình 5. Momen của động cơ thay đổi khi tăng tải.

Khi tải được tăng lên, tốc độ động cơ giảm kéo theo momen của động cơ sẽ tăng. Từ đó, ta có thể thấy được momen và dòng điện tỉ lệ thuận với nhau; điều đó có nghĩa là một động cơ cảm ứng sẽ có dòng điện lớn hơn khi tăng tải. Vì vậy, khi tải tăng nó sẽ tăng lượng dòng điện mà động cơ sinh ra đồng thời một lượng momen cũng được tạo ra.

Hình 6. Khi tải tăng thì dòng điện và momen cũng tăng theo.

2.2. Ví dụ 2

Chúng ta hãy cùng xem một ví dụ khác, giả sử tải trở nên rất lớn, lớn đến mức làm cho momen động cơ tạo ra gần bằng với giá trị của momen tới hạn (Mth).

Hình 7. Tải vừa bắt đầu tăng.

Hình 8. Tải tăng đến mức giữa.

Chúng ta có thể thấy rằng khi tải càng tăng thì momen cũng tăng theo đường cong này (như hình vẽ), bởi vì lúc này tốc độ của động cơ giảm và dòng điện trong động cơ bắt đầu tăng dần.

Dòng điện trong Rotor bắt đầu giảm khi Rotor đạt trạng thái bão hoà. Điều này làm rời rạc (phân rã) các từ trường trong Rotor, làm cho Rotor quay chậm lại hoặc ngừng hoạt động.

Hình 9. Momen của động cơ khi đầy tải.

Mặc dù dòng điện đang giảm trong Rotor nhưng dòng điện trong toàn bộ hệ thống đang tăng lên, khi động cơ trượt ra ngoài momen tới hạn của nó, nó sẽ bắt đầu tạo ra momen ít hơn và làm cho tốc độ động cơ giảm.

Hình 10. Động cơ trượt ra ngoài momen tới hạn của nó.

Trường hợp này rất có hại cho động cơ do Stator của động cơ quá nóng. Để khắc phục trường hợp này, thông thường người ta sẽ có một relay bảo vệ quá tải, nó sẽ giúp bảo vệ động cơ tránh khỏi hư hại.

Hình 11. Relay nhiệt bảo vệ quá tải động cơ.

Hình 12. Một số Relay nhiệt dùng bảo vệ quá tải động cơ trong thực tế.

Động cơ cảm ứng là một thiết bị nổi tiếng hoạt động theo nguyên lý máy biến áp. Vì vậy, nó còn được gọi là máy biến áp quay.

Mạch tương đương của động cơ cảm ứng cho phép ta đánh giá được các đặc tính hiệu suất trong điều kiện trạng thái ổn định. Một động cơ cảm ứng hoạt dựa trên nguyên tắc cảm ứng điện áp và dòng điện. Điện áp và dòng điện được cảm ứng trong mạch Rotor từ hoạt động của mạch Stator.

Mạch tương đương của động cơ cảm ứng tương tự như của máy biến áp.

Hình 1. Mạch tương đương của động cơ cảm ứng khi Rotor đang quay.

Mạch tương đương khi động cơ đang quay thỏa phương trình cân bằng áp:

Hình 2. Mạch tương đương của động cơ cảm ứng khi Rotor đứng yên.

Hình 2 trình bày mạch tương đương của động cơ khi Rotor đứng yên. Tại trạng thái này tần số phía Rotor và Stator bằng nhau. Trong thực tế trạng thái này xảy ra tại thời điểm động cơ khởi động hay khi Rotor mang tải có momen tải quá lớn so với momen ra trên trục động cơ làm rotor bị ghìm đứng yên không quay.

Muốn qui đổi mạch Rotor về phía Stator để đơn giản đi tác động của từ trường quay lên Rotor tương tự như mạch qui đổi đã thực hiện cho máy biến áp, ta cần thực hiện 2 lượt qui đổi:

  • Qui đổi mạch rotor từ tần số f2 sang tần số f1, (nói cách khác là qui đổi các thông số mạch Rotor lúc đang quay thành các thông số khác tương đương như lúc Rotor đứng yên).
  • Khi đã qui đổi mạch Rotor sang tần số f1, chúng ta qui đổi Rotor về Stator.

1. Mô hình mạch Stator

Mô hình mạch stator của động cơ cảm ứng bao gồm điện trở cuộn dây Stator R1, cuộn kháng Stator X1 như trong sơ đồ mạch sau:

Hình 3. Mô hình mạch Stator.

Trong đó, dòng điện không tải được tính bằng:

Tổng dòng điện từ hóa I0 trong động cơ cảm ứng lớn hơn nhiều so với máy biến áp. Điều này là do sự cưỡng bức cao hơn gây ra bởi khe hở không khí của động cơ cảm ứng.

Như chúng ta đã biết, trong máy biến áp, dòng không tải thay đổi từ 2% đến 5% dòng định mức, trong khi đó trong động cơ cảm ứng, khoảng thay đổi này là từ 25% đến 40% dòng định mức tùy thuộc vào kích thước của động cơ.

2. Mô hình mạch Rotor

Hình 4. Mô hình mạch Rotor.

Khi cấp nguồn ba pha cho cuộn dây Stato, điện áp được tạo ra trong cuộn dây Rotor của máy. Chuyển động tương đối của Rotor và từ trường của Stator càng lớn thì điện áp Rotor sẽ càng lớn.

Chuyển động tương đối lớn nhất xảy ra khi Rotor bị khóa (khoá Rotor). Nếu điện áp cảm ứng ở điều kiện này là E2 thì điện áp cảm ứng tại bất kỳ độ trượt nào được đưa ra theo phương trình: E2s = s.E2.

Tương tự như thế, ta được: X2s = s.X2.

Điện trở của rôto không đổi và không phụ thuộc vào độ trượt. Cảm kháng của động cơ cảm ứng phụ thuộc vào độ tự cảm của Rotor, tần số của điện áp và dòng điện trong Rotor.

3. Qui đổi mạch rotor từ tần số f2 sang tần số f1

Phương trình cân bằng áp phía rotor lúc đang quay ứng với tần số f2:

Mà E2s = s.E2 và X2s = s.X2, nên ta suy ra:

Hình 5. Mạch tương đương lúc rotor quay và tần số Rotor qui về f1.

4. Qui đổi mạch Rotor về Stator

Sau khi qui đổi mạch Rotor từ tần số f2 sang tần số f1, muốn qui đổi mạch Rotor về phía Stator, ta căn cứ vào các biểu thức sức điện động hiệu dụng của mỗi pha dây quấn phía stator và rotor suy ra tỉ số biến đổi Kbd như sau:

Ta có một số mối quan hệ:

Ta suy ra các phương trình:

Hình 6. Mạch tương đương chính xác qui đổi rotor vế stator.

Trên những động cơ 3 pha thường được gắn kèm với một nhãn, trên đó ghi thông tin cần thiết của động cơ, nó được gọi là nhãn của động cơ 3 pha (hay gọi tắt là Name tag).

Hình 1. Một số nhãn của các động cơ 3 pha.

Vấn đề đặt ra là trên các nhãn đó ghi những thông tin gì? Nó có giúp ích gì cho chúng ta hay không?

Để trả lời câu hỏi đó thì ta cùng tìm hiểu sơ lược về những thông số được ghi trên nhãn của động cơ 3 pha qua bài viết nhé!

1. Sơ lược về các thông số trên nhãn động cơ 3 pha

Trên nhãn của một động cơ 3 pha thông thường sẽ có những thông số quan trọng như sau:

– Công suất định mức (Hp, kW, W): là công suất định mức đầu ra trên trục động cơ (động cơ), công suất điện đưa ra (máy phát). Hay nói cách khác là công suất cơ trên trục động cơ.

– Điện áp dây định mức Uđm(V): đối với động cơ ba pha là U dây, đối với động cơ một pha thì U là điện áp đặt trên đầu cực của động cơ (Pha-trung tính, pha-pha).

– Dòng điện dây định mức Iđm(A).

Ví dụ: Trên nhãn động cơ ghi Δ/Y – 220/380V – 7,5/4,3A có nghĩa là khi điện áp dây lưới điện bằng 220V thì ta nối dây quấn stator theo hình tam giác và dòng điện dây định mức tương ứng là 7,5A. Khi điện áp dây lưới điện là 380V thì dây quấn stator nối theo hình sao, dòng điện định mức là 4,3A.

– Tốc độ quay định mức nđm (vòng/phút).

– Tần số định mức (Hz).

– Cấp cách điện.

– Hệ số công suất định mức (cosφ).

– Hiệu suất định mức (η).

– Loại động cơ: Theo các tiêu chuẩn National Electrical Code và National Electrical Manufactures Association (NEMA), các motor được phân loại bởi kí tự đặc trưng cho tỉ số của dòng khởi động và dòng định mức. Có 6 loại: A, B, C, D, E, F. Bằng các kí tự này, có thể xác định chính xác được dòng định mức của CB (Circuit Breaker), cầu chì (Fuse) và các thiết bị bảo vệ khác.

  • Loại A: Dòng khởi động bình thường, 5 đến 7 lần dòng định mức. Trên 7,5HP phải giảm điện áp khởi động, momen khởi động bình thường và khoảng 150% định mức. Đây là loại motor bình thường (Normal type), thông dụng (General Purpose) như: máy công cụ, bơm ly tâm, bộ động cơ – máy phát, quạt, máy thổi, các thiết bị cần momen khởi động thấp.
  • Loại B: điện kháng cao và dòng khởi động thấp do các rãnh của rotor kín, sâu và hẹp. Thông dụng như loại A. Nhiều nhà sản xuất chỉ chế tạo động cơ General Purpose trên 5 Hp.
  • Loại C: Dòng khởi động thấp 4,5 đến 5 lần định mức, momen khởi động cao khoảng 225% định mức, rotor lồng sóc kép. Ứng dụng: máy nén khí, máy bơm kiểu piston, máy trộn, máy nghiền, băng tải (conveyor) khởi động dưới tải, máy làm lạnh lớn, các thiết bị cần momen khởi động lớn.
  • Loại D: Dòng khởi động thấp, momen khởi động cao khoảng 275% định mức, dây quấn rotor có điện trở lớn. Loại motor này chỉ thích hợp với hoạt động không liên tục (intermittent) và tốc độ không phải ổn định vì độ trượt quá cao và hiệu suất quá thấp. Ứng dụng: máy đóng, máy cắt tỉa, xe ủi đất, máy nâng nhỏ, máy kéo kim loại, máy khuấy,…
  • Động cơ rotor dây quấn: điện trở ở mạch rotor cho dòng điện khởi động thấp và momen khởi động cao. Ứng dụng: thang máy, máy nâng, cần trục (Crane), cán thép, máy ủi, tải quặng hoặc than,…

Hình 2. Ví dụ về nhãn của một động cơ 3 pha bất kì.

Hình 3. Một số nhãn của động cơ 3 pha.

2. Công suất trong động cơ 3 pha

2.1. Công suất của động cơ nhận từ nguồn

Pđiện = P= 3U1I1cosφ

Trong đó:

2.2. Các công suất hao phí

Trong quá trình vận hành động cơ 3 pha sẽ xảy ra một số năng lượng bị hao phí, bao gồm:

  • Tổn hao đồng trên dây quấn stator (Pđ1).
  • Tổn hao sắt từ trong lõi thép stator (Pt).
  • Công suất điện từ: Là công suất nhận từ nguồn đưa vào rotor sau khi mất đi 1 phần do tổn hao đồng và sắt từ trên stator (Pđt).
  • Tổn hao đồng trên dây quấn rotor (Pđ2).
  • Tổn hao cơ trên trục (PC).

2.3. Công suất cơ có ích trên trục (công suất ra)

Là phần công suất cơ sau khi trừ đi do tổn hao ma sát, quạt và tổn hao phụ:

Pcơ có ích = P= P– Pmq

Tổng tổn hao trong đông cơ là:

∆P = Pđ1 + P+ Pđ2 + Pmq

2.4. Hiệu suất động cơ

3. Ví dụ về tính toán

Hãng sản xuất A có một động cơ 3 pha, nhãn của động cơ ghi những thông số như sau:

  • Điện áp: Y/∆ – 380/220V.
  • Công suất: 3 Hp.
  • Tốc độ: 2940 vòng/phút.
  • Hệ số công suất: cosφ = 0,89.
  • Hiệu suất động cơ: η = 91,2%.
  • Tần số định mức 50 Hz.

Hãy tính toán dòng điện đầy tải của động cơ và Momen quay định mức ở đầu trục động cơ.

Ta có:

– Dòng đầy tải của động cơ được xác định:

– Momen quay định mức ở đầu trục:

Động cơ không đồng bộ 3 pha là loại máy điện xoay chiều, biến điện năng thành cơ năng và hoạt động dựa trên nguyên tắc cảm ứng điện từ có tốc độ quay của Rotor nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường.

Máy điện không đồng bộ có nhiều loại, được chia theo nhiều cách khác nhau, sau đây là một số loại cơ bản:

  • Theo kết cấu của vỏ: máy điện không đồng bộ có thể chia theo các kiểu chính sau: kiểu kín, kiểu hở, kiểu bảo vệ, kiểu chống nổ…
  • Theo kết cấu Rotor: Rotor kiểu lồng sóc và Rotor kiểu dây quấn.
  • Theo số pha trên dây quấn Sator: 1 pha, 2 pha, 3 pha.

Để hiểu rõ hơn về loại động cơ không đồng bộ 3 pha này, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu cấu tạo của nó như thế nào qua bài viết này nhé!

Hình 1. Cấu tạo chung của động cơ không đồng bộ 3 pha.

Động cơ không đồng bộ 3 pha được khái quát như hình 1, có hai phần chính để động cơ hoạt động, đó là:

1. Stator (Đứng yên)

Bên trong khung Stator bao gồm lõi thép, dây quấn Stator (cuộn dây Stator) và vỏ máy.

Hình 2. Cấu tạo chung của Stator.

Hình 3. Sơ đồ mặt cắt của stator.

1.1.  Lõi thép

Hình 4. Hình chiếu mặt cắt của lõi thép trong Stator.

  • Được ép trong vỏ máy làm nhiệm vụ dẫn từ.
  • Lõi thép stator hình trụ do các lá thép kỹ thuật điện được dập rãnh bên trong ghép lại với nhau tạo thành các rãnh.
  • Mỗi lá thép kỹ thuật đều được phủ sơn cách điện để giảm hao tổn do dòng xoáy gây nên.
  • Phía trong có xẻ rãnh để đặt dây quấn.

1.2.  Dây quấn

Hình 5. Sơ đồ khai triển dây quấn ba pha đặt trong 12 rãnh.

– Dây quấn stator làm bằng dây đồng, bọc cách điện, đặt trong các rãnh của lõi thép.

– Sơ đồ khai triển dây quấn ba pha đặt trong 12 rãnh:

  • Dây quấn pha A trong các rãnh 1, 4, 7, 10.
  • Dây quấn pha B trong các rãnh 3, 6, 9, 12.
  • Dây quấn pha C trong các rãnh 5, 8, 11, 2.
  • Dòng xoay chiều ba pha chạy trong ba pha dây quấn stator sẽ tạo ra từ trường quay.

1.3.  Vỏ máy

  • Giữ chặt lõi thép và cố định máy trên bệ.
  • Được làm bằng nhôm hoặc gang.
  • Hai đầu có nắp máy, trong nắp có ổ đỡ trục.
  • Vỏ và nắp máy còn dùng để bảo vệ máy.

2. Rotor (Quay)

Rotor cũng bao gồm lõi thép và dây quấn.

Hình 6. Cấu tạo của rotor.

Hình 7. Sơ đồ mặt cắt rotor.

2.1.  Lõi thép

Hình 8. Hình chiếu mặt cắt của lõi thép rotor.

  • Gồm các lá thép kỹ thuật điện giống stator, các lá thép này lấy từ phần ruột bên trong khi dập lá thép stator.
  • Mặt ngoài có xẻ rãnh đặt dây quấn rotor, ở giữa có lỗ để gắn với trục máy.
  • Trục máy được gắn với lõi thép rotor và làm bằng thép tốt.

2.2.  Dây quấn

Dây quấn được đặt trong lõi thép rôto, và phân làm 2 loại chính: loại rotor kiểu lồng sóc và loại rotor kiểu dây quấn.

Hình 9. Hình minh hoạ cho dây quấn bên trong rotor.

– Rotor dây quấn:

Hình 10. Rotor dây quấn và sơ đồ mạch điện của rotor dây quấn.

  • Giống dây quấn stator.
  • Dây quấn ba pha của rotor đấu sao, ba đầu còn lại được nối với ba vành trượt làm bằng đồng gắn ở một đầu trục, cách điện với nhau và với trục.
  • Thông qua chổi than và vành trượt, có thể nối dây quấn rotor với điện trở phụ bên ngoài. Khi làm việc bình thường, dây quấn rotor được nối ngắn mạch.

– Rotor lồng sóc:

Hình 11. Rotor lồng sóc và rotor lồng sóc rãnh chéo.

  • Rotor lồng sóc của các máy công suất lớn hơn 100 kW là các thanh đồng đặt trong rãnh của lõi thép, hai đầu nối ngắn mạch bằng hai vòng đồng tạo thành lồng sóc.
  • Đối với động cơ công suất nhỏ, lồng sóc được chế tạo bằng cách đúc nhôm vào các rãnh lõi thép rotor, tạo thành thanh nhôm, hai đầu đúc vòng ngắn mạch và cánh làm mát.

Động cơ không đồng bộ 3 pha là loại máy điện xoay chiều, biến điện năng thành cơ năng và hoạt động dựa trên nguyên tắc cảm ứng điện từ có tốc độ quay của Rotor nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường.

Máy điện không đồng bộ có nhiều loại, được chia theo nhiều cách khác nhau, sau đây là một số loại cơ bản:

  • Theo kết cấu của vỏ: máy điện không đồng bộ có thể chia theo các kiểu chính sau: kiểu kín, kiểu hở, kiểu bảo vệ, kiểu chống nổ…
  • Theo kết cấu Rotor: Rotor kiểu lồng sóc và Rotor kiểu dây quấn.
  • Theo số pha trên dây quấn Sator: 1 pha, 2 pha, 3 pha.

Để hiểu rõ hơn về loại động cơ không đồng bộ 3 pha này, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu cấu tạo của nó như thế nào qua bài viết này nhé!

Hình 1. Cấu tạo chung của động cơ không đồng bộ 3 pha.

Động cơ không đồng bộ 3 pha được khái quát như hình 1, có hai phần chính để động cơ hoạt động, đó là:

1. Stator (Đứng yên)

Bên trong khung Stator bao gồm lõi thép, dây quấn Stator (cuộn dây Stator) và vỏ máy.

Hình 2. Cấu tạo chung của Stator.

Hình 3. Sơ đồ mặt cắt của stator.

1.1.  Lõi thép

Hình 4. Hình chiếu mặt cắt của lõi thép trong Stator.

  • Được ép trong vỏ máy làm nhiệm vụ dẫn từ.
  • Lõi thép stator hình trụ do các lá thép kỹ thuật điện được dập rãnh bên trong ghép lại với nhau tạo thành các rãnh.
  • Mỗi lá thép kỹ thuật đều được phủ sơn cách điện để giảm hao tổn do dòng xoáy gây nên.
  • Phía trong có xẻ rãnh để đặt dây quấn.

1.2.  Dây quấn

Hình 5. Sơ đồ khai triển dây quấn ba pha đặt trong 12 rãnh.

– Dây quấn stator làm bằng dây đồng, bọc cách điện, đặt trong các rãnh của lõi thép.

– Sơ đồ khai triển dây quấn ba pha đặt trong 12 rãnh:

  • Dây quấn pha A trong các rãnh 1, 4, 7, 10.
  • Dây quấn pha B trong các rãnh 3, 6, 9, 12.
  • Dây quấn pha C trong các rãnh 5, 8, 11, 2.
  • Dòng xoay chiều ba pha chạy trong ba pha dây quấn stator sẽ tạo ra từ trường quay.

1.3.  Vỏ máy

  • Giữ chặt lõi thép và cố định máy trên bệ.
  • Được làm bằng nhôm hoặc gang.
  • Hai đầu có nắp máy, trong nắp có ổ đỡ trục.
  • Vỏ và nắp máy còn dùng để bảo vệ máy.

2. Rotor (Quay)

Rotor cũng bao gồm lõi thép và dây quấn.

Hình 6. Cấu tạo của rotor.

Hình 7. Sơ đồ mặt cắt rotor.

2.1.  Lõi thép

Hình 8. Hình chiếu mặt cắt của lõi thép rotor.

  • Gồm các lá thép kỹ thuật điện giống stator, các lá thép này lấy từ phần ruột bên trong khi dập lá thép stator.
  • Mặt ngoài có xẻ rãnh đặt dây quấn rotor, ở giữa có lỗ để gắn với trục máy.
  • Trục máy được gắn với lõi thép rotor và làm bằng thép tốt.

2.2.  Dây quấn

Dây quấn được đặt trong lõi thép rôto, và phân làm 2 loại chính: loại rotor kiểu lồng sóc và loại rotor kiểu dây quấn.

Hình 9. Hình minh hoạ cho dây quấn bên trong rotor.

– Rotor dây quấn:

Hình 10. Rotor dây quấn và sơ đồ mạch điện của rotor dây quấn.

  • Giống dây quấn stator.
  • Dây quấn ba pha của rotor đấu sao, ba đầu còn lại được nối với ba vành trượt làm bằng đồng gắn ở một đầu trục, cách điện với nhau và với trục.
  • Thông qua chổi than và vành trượt, có thể nối dây quấn rotor với điện trở phụ bên ngoài. Khi làm việc bình thường, dây quấn rotor được nối ngắn mạch.

– Rotor lồng sóc:

Hình 11. Rotor lồng sóc và rotor lồng sóc rãnh chéo.

  • Rotor lồng sóc của các máy công suất lớn hơn 100 kW là các thanh đồng đặt trong rãnh của lõi thép, hai đầu nối ngắn mạch bằng hai vòng đồng tạo thành lồng sóc.
  • Đối với động cơ công suất nhỏ, lồng sóc được chế tạo bằng cách đúc nhôm vào các rãnh lõi thép rotor, tạo thành thanh nhôm, hai đầu đúc vòng ngắn mạch và cánh làm mát.

Trong phần này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu những thông số cơ bản có trên nhãn của động cơ cảm ứng.

Ở Bắc Mĩ, NEMA cũng đã thiết lập một số các tiêu chuẩn về thông tin của động cơ, nó được ghi rõ trên nhãn của chúng. Những thông tin này rất quan trọng, nó dùng để xác định các đặc tính của động cơ.

Bây giờ, chúng ta hãy nhìn vào nhãn của một động cơ như hình bên dưới.

Hình 1. Nhãn của một loại động cơ cảm ứng.

1. Horsepower – Mã lực (Ngựa)

Hình 2. Horsepower (Mã lực)

Mã lực là thước đo dùng để đánh giá đầu ra cơ học của động cơ và khả năng tạo ra momen cần thiết của nó cho yêu cầu về tải và tốc độ kéo tải.

Có loại động cơ ghi kW/HP, nó có nghĩa là công suất trên của động cơ (kW) hay mã lực (HP).

Trong công nghiệp hàng ngày chúng ta tạm quy ước: 1 HP = 0,75 kW (đây chỉ là giá trị tương đối).

2. Torque – Momen

Hình 3. Torque.

Momen là thước đo lực quay hoặc lực xoắn của động cơ tác dụng lên tải.

3. Motor Rates Voltage – Điện áp định mức của động cơ

Hình 4. Motor Rates Voltage.

Điện áp định mức của động cơ là điện áp hoạt động tối ưu của động cơ. Sai số của điện áp trong động cơ dao động trong khoảng 10% hoặc nhỏ hơn điện áp định mức được ghi trên nhãn của động cơ.

4. Motor Rates Current (FLA) – Dòng điện định mức của động cơ

Hình 5. Motor Rates Current (FLA).

Dòng điện định mức của động cơ là lượng Ampe mà động cơ cần khi nó hoạt động hết công suất của momen và mã lực.

5. Motor Rates Frequency (Hz) – Tần số định mức của động cơ

Hình 6. Motor Rates Frequency (Hz).

Tần số định mức của động cơ là tần số mà động cơ được thiết kế để vận hành. Ở Bắc Mỹ, tần số định mức là 60 Hertz (Hz).

Một số động cơ được thiết kế để làm việc với một ổ trục có tần số thay đổi hoặc VFD (biến tần), nó được đánh giá có thể làm việc ở các tần số khác nhau.

6. Motor Rates Speed (RPM) – Tốc độ định mức của động cơ

Hình 7. Motor Rates Speed (RPM).

Tốc độ định mức của động cơ hoặc tốc độ đầy tải (full load RPM) là tốc độ gần đúng mà tại đó Rotor đang quay khi động cơ hoạt động dưới mức đầy tải.

Tốc độ định mức của động cơ được thể hiện bằng số vòng quay mỗi phút.

7. Motor Poles – Cực động cơ

Hình 8. Motor Poles.

Cực động cơ cho biết số cực bên trong Stator của động cơ 3 pha.

8. Motor Phase – Số pha động cơ

Hình 9. Motor Phase.

Số pha động cơ là số dòng điện xoay chiều cung cấp cho động cơ, tất nhiên với một động cơ 3 pha thì sẽ có 3 đường dây điện cấp vào (L1, L2, L3).

9. NEMA Design Letter – Kiểu thiết kế theo chuẩn NEMA

Hình 10. NEMA Design Letter.

Kiểu thiết kế theo chuẩn NEMA cho biết kiểu mà động cơ được thiết kế, như kiểu A, B, C hoặc D.

Ngoài ra nó còn thể hiện việc mô tả momen và đặc điểm của động cơ.

10. Insulation Class (INS) – Lớp cách nhiệt

Hình 11. Insulation Class (INS).

Lớp cách nhiệt rất quan trọng trong một động cơ cảm ứng. Lớp cách nhiệt mô tả dung sai của cuộn dây động cơ, nó được thống kê như bảng sau:

Chữ cái A, B, F, H cho biết khả năng chịu đựng nhiệt độ của cuộn dây động cơ lúc nó vận hành trong một thời gian nhất định.

Động cơ được điều khiển bởi biến tần ở tốc độ thấp hơn thường có lớp cách nhiệt cao hơn.

11. Service Factor – Hệ số làm việc

Hình 12. Service Factor.

Hệ số làm việc thể hiện tỉ lệ quá tải của động cơ có thể xử lý thời gian ngắn khi động cơ hoạt động ở điện áp và tần số định mức.

12. Frame Size – Kích thước khung

Hình 13. Frame Size.

Kích thước khung là thông số về cấu trúc, kết cấu của động cơ.

A – Khái niệm động cơ điều khiển van gió Honeywell:

Động cơ điều khiển van gió là một phần của một hệ thống sưởi ấm, thông gió và điều hòa không khí (HVAC). Động cơ điều khiển van gió  (Damper Actuator) điều tiết, điều khiển việc mở và đóng của một van gió. Việc mở van gió cho phép không khí từ bên ngoài đi vào, để làm mát bên trong tòa nhà. Ngoài ra, nó có thể đóng van gió lại để giữ không khí bên trong.

Động cơ điều khiển van gió được thiết kế có thể điểu khiển bằng điện hoặc khí nén. Động cơ điều khiển van gió thực hiện theo dạng lò xo, quay, và các biến thể tuyến tính. Động cơ điều khiển van gió được sử dụng phụ thuộc vào cấu hình của hệ thống HVAC trong tòa nhà.

B – Động cơ điều khiển van gió Honeywell hoạt động như thế nào?

Động cơ van gió hoạt động cho phép một hệ thống HVAC đưa không khí ở bên ngoài. Một hệ thống điều hòa không khí có thể chạy ở công suất cần thiết để làm mát toàn bộ không gian trong một tòa nhà.

Nếu nhiệt độ bên ngoài phù hợp, thì việc tận dụng không khí sẽ làm giảm áp lực lên hệ thống. Không khí được làm mát trong hệ thống sẽ đi vào tòa nhà, không khí nóng sẽ được đưa ra ngoài.

C – Lưu ý khi sử dụng động cơ điều khiển van gió trong hệ thống HVAC

Động cơ điều khiển van gió hoạt động kết hợp với bộ phận điều hòa không khí khác. Cần cân nhắc tới loại van gió nào, tốc độ không khí ra sao trước khi lắp đặt một bộ điều khiển van gió. Yếu tố này cũng bao gồm áp lực tĩnh của hệ thống trong điều kiện bình thường. Các biến này có thể được tính bằng cách tìm ra những mô-men xoắn của van gió và diện tích van gió. Công thức toán giúp quyết định lên kích cỡ và loại động cơ điều khiển van gió nào cho phù hợp nhất

Động cơ điện một chiều là động cơ điện hoạt động với dòng điện một chiều.

Nguyên tắc hoạt động

Stator của động cơ điện 1 chiều thường là 1 hay nhiều cặp nam châm vĩnh cửu, hay nam châm điện, rotor có các cuộn dây quấn và được nối với nguồn điện một chiều, một phần quan trọng khác của động cơ điện 1 chiều là bộ phận chỉnh lưu, nó có nhiệm vụ là đổi chiều dòng điện trong khi chuyển động quay của rotor là liên tục. Thông thường bộ phận này gồm có một bộ cổ góp và một bộ chổi than tiếp xúc với cổ góp.[cần dẫn nguồn]

Nếu trục của một động cơ điện một chiều được kéo bằng 1 lực ngoài, động cơ sẽ hoạt động như một máy phát điện một chiều, và tạo ra một sức điện động cảm ứng Electromotive force (EMF). Khi vận hành bình thường, rotor khi quay sẽ phát ra một điện áp gọi là sức phản điện động counter-EMF (CEMF) hoặc sức điện độngđối kháng, vì nó đối kháng lại điện áp bên ngoài đặt vào động cơ. Sức điện động này tương tự như sức điện động phát ra khi động cơ được sử dụng như một máy phát điện (như lúc ta nối một điện trở tải vào đầu ra của động cơ, và kéo trục động cơ bằng một ngẫu lực bên ngoài). Như vậy điện áp đặt trên động cơ bao gồm 2 thành phần: sức phản điện động, và điện áp giáng tạo ra do điện trở nội của các cuộn dây phần ứng. Dòng điện chạy qua động cơ được tính theo biều thức sau:

{\displaystyle I=(V_{Nguon}-V_{PhanDienDong})/R_{PhanUng}}

Công suất cơ mà động cơ đưa ra được, được tính bằng:

{\displaystyle P=I*(V_{PhanDienDong})}

Cơ chế sinh lực quay của động cơ điện một chiều[sửa | sửa mã nguồn]

Một máy điện một chiều đang được tháo ra đại tu.

Khi có một dòng điện chạy qua cuộn dây quấn xung quanh một lõi sắt non, cạnh phía bên cực dương sẽ bị tác động bởi một lực hướng lên, trong khi cạnh đối diện lại bị tác động bằng một lực hướng xuống theo nguyên lý bàn tay trái của Fleming. Các lực này gây tác động quay lên cuộn dây, và làm cho rotor quay. Để làm cho rotor quay liên tục và đúng chiều, một bộ cổ góp điện sẽ làm chuyển mạch dòng điện sau mỗi vị trí ứng với 1/2 chu kỳ. Chỉ có vấn đề là khi mặt của cuộn dây song song với các đường sức từ trường. Nghĩa là lực quay của động cơ bằng 0 khi cuộn dây lệch 90o so với phương ban đầu của nó, khi đó rotor sẽ quay theo quán tính.

Trong các máy điện một chiều lớn, người ta có nhiều cuộn dây nối ra nhiều phiến góp khác nhau trên cổ góp. Nhờ vậy dòng điện và lực quay được liên tục và hầu như không bị thay đổi theo các vị trí khác nhau của rotor.

  1. Phương trình cơ bản của động cơ 1 chiều:
            E= K.omega          (1)
            V= E+Rư.Iư                (2)
            M= K Φ Iư                  (3)

Với:

          - Φ: Từ thông trên mỗi cực(Wb)
          - Iư: dòng điện phần ứng (A)
          - V: Điện áp phần ứng (V)
          - Rư: Điện trở phần ứng (Ohm)
          - omega: tốc độ động cơ(rad/s)
          - M: moment động cơ (Nm)
          - K: hằng số, phụ thuộc cấu trúc động cơ

Điều khiển tốc độ

Thông thường, tốc độ quay của một động cơ điện một chiều tỷ lệ với điện áp đặt vào nó, và ngẫu lực quay tỷ lệ với dòng điện. Điều khiển tốc độ của động cơ có thể bằng cách điều khiển các điểm chia điện áp của bình ắc quy, điều khiển bộ cấp nguồn thay đổi được, dùng điện trở hoặc mạch điện tử… Chiều quay của động cơ có thể thay đổi được bằng cách thay đồi chiều nối dây của phần kích từ, hoặc phần ứng, nhưng không thể được nếu thay đổi cả hai. Thông thường sẽ được thực hiện bằng các bộ công tắc tơ đặc biệt (Công tắc tơ đổi chiều).

Điện áp tác dụng có thể thay đổi bằng cách xen vào mạch một điện trở nối tiếp hoặc sử dụng một thiết bị điện tử điều khiển kiểu chuyển mạch lắp bằng Thyristor, transistor hoặc loại cổ điển hơn nữa bằng các đèn chỉnh lưu hồ quang Thủy ngân. Trong một mạch điện gọi là mạch băm điện áp, điện áp trung bình đặt vào động cơ thay đổi bằng cách chuyển mạch nguồn cung cấp thật nhanh. Khi tỷ lệ thời gian “on” trên thời gian “off” thay đổi sẽ làm thay đổi điện áp trung bình. Tỷ lệ phần trăm thời gian “on” trong một chu kỳ chuyển mạch nhân với điện áp cấp nguồn sẽ cho điện áp trung bình đặt vào động cơ. Như vậy với điện áp nguồn cung cấp là 100V, và tỷ lệ thời gian ON là 25% thì điện áp trung bình là 25V. Trong thời gian “Off”, điện áp cảm ứng của phần ứng sẽ làm cho dòng điện không bị gián đoạn, qua một đi ốt gọi là đi ốt phi hồi, nối song song với động cơ. Tại thời điểm này, dòng điện của mạch cung cấp sẽ bằng không trong khi dòng điện qua động cơ vẫn khác không và dòng trung bình của động cơ vẫn luôn lớn hơn dòng điện trong mạch cung cấp, trừ khi tỷ lệ thời gian “on” đạt đến 100%. Ở tỷ lệ 100% “on” này, dòng qua động cơ và dòng cung cấp bằng nhau. Mạch đóng cắt tức thời này ít bị tổn hao năng lượng hơn mạch dùng điện trở. Phương pháp này gọi là phương pháp điều khiển kiểu điều biến độ rộng xung (pulse width modulation, or PWM), và thường được điều khiển bằng vi xử lý. Đôi khi người ta còn sử dụng mạch lọc đầu ra để làm bằng phẳng điện áp đầu ra và giảm bớt tạp nhiễu của động cơ.

động cơ điện một chiều kiểu nối tiếp có thể đạt tới mô men quay cực đại từ khi vận tốc còn nhỏ, nó thường được sử dụng để kéo, chẳng hạn đầu máy xe lửa hay tàu điện. Một ứng dụng khác nữa là để khởi động các loại động cơ xăng hay động cơ điezen loại nhỏ. Tuy nhiên nó không bao giờ dùng trong các ứng dụng mà hệ thống truyền động có thể dừng (hay hỏng), như băng truyền. Khi động cơ tăng tốc, dòng điện phần ứng giảm (do đó cả trường điện cũng giảm). Sự giảm trường điện này làm cho động cơ tăng tốc cho tới khi tự phá hủy chính nó. Đây cũng là một vấn đề với động cơ xe lửa trong trường hợp mất liên kết, vì nó có thể đạt tốc độ cao hơn so với chế độ làm việc định mức. Điều này không chỉ gây ra sự cố cho động cơ và hộp số, mà còn phá hủy nghiêm trọng đường ray và bề mặt bánh xe vì chúng bị đốt nóng và làm lạnh quá nhanh. Việc giảm từ trường trong bộ điều khiển điện tử được ứng dụng để tăng tốc độ tối đa của các phương tiện vận tải chạy bằng điện. Dạng đơn giản nhất là dùng một bộ đóng cắt và điện trở làm yếu từ trường, một bộ điều khiển điện tử sẽ giám sát dòng điện của động cơ và sẽ chuyển mạch, đưa các điện trở suy giảm từ vào mạch khi dòng điện của động cơ giảm thấp hơn giá trị đặt trước. Khi điện trở được đưa vào mạch, nó sẽ làm tăng tốc động cơ, vượt lên trên tốc độ thông thường ở điện áp định mức. Khi dòng điện tăng bộ điều khiển sẽ tách điện trở ra, và động cơ sẽ trở về mức ngẫu lực ứng với tốc độ thấp.

Một phương pháp khác thường được dùng để điều khiển tốc độ động cơ một chiều là phương pháp điều khiển theo kiểu Ward-Leonard. Đây là phương pháp điều khiển động cơ một chiều (thường là loại kích thích song song hay hỗn hợp) bằng cách sử dụng nguồn điện xoay chiều, mặc dù nó không được tiện lợi như những sơ đồ điều khiển một chiều. Nguồn điện xoay chiều được dùng để quay một động cơ điện xoay chiều, thường là một động cơ cảm ứng, và động cơ này sẽ kéo một máy phát điện một chiều. Điện áp ra của phần ứng máy phát một chiều này được đưa thẳng đến phần ứng của động cơ điện một chiều cần điều khiển. Cuộn dây kích từ song song của cả máy phát điện và động cơ điện một chiều sẽ được kích thích độc lập qua các biến trở kích từ. Có thể điều khiển tốc độ động cơ rất tốt từ tốc độ = 0 đến tốc độ cao nhất với ngẫu lực phù hợp bằng cách thay đổi dòng điện kích thích của máy phát và động cơ điện một chiều. Phương pháp điều khiển này đã được xem là chuẩn mực cho đến khi nó bị thay thế bằng hệ thống mạch rắn sử dụng Thyristor. Nó đã tìm được chỗ đứng ở hầu hết những nơi cần điều khiển tốc độ thật tốt, từ các hệ thống thang nâng hạ người trong các hầm mỏ, cho đến những máy công nghiệp cà các cần trục điện. Nhược điểm chủ yếu của nó là phải cần đến ba máy điện cho một sơ đồ (có thể lên đến 5 trong các ứng dụng rất lớn vì các máy DC có thể được nhân đôi lên và điều khiển bằng các biến trở chỉnh đồng thời). Trong rất nhiều ứng dụng, hợp bộ động cơ – máy phát điện thường được duy trì chạy không tải, để tránh mất thời gian khởi động lại.

Mặc dù các hệ thống điều khiển điện tử sử dụng Thy ris tor đã thay thế hầu hết các hệ thống Ward Leonard cỡ nhỏ và trung bình, nhưng một số hệ thống lớn (cỡ vài trăm mã lực) vẫn còn đắc dụng. Dòng điện kích từ nhỏ hơn nhiều so với dòng điện phần ứng, cho phép các Thyristor cỡ trung bình có thể điều khiển một động cơ lớn hơn rất nhiều, so với điều khiển trực tiếp. Thí dụ, trong một ứng dụng, một bộ Thy ris tor 300 am pe có thể điều khiển một máy phát điện. Dòng điện ngõ ra của máy phát này có thể lên đến 15.000 am pe, với cùng dòng này, nếu điều khiển trực tiếp bằng thy ris tor thì có thể rất khó khăn và giá thành cao.

Điều khiển số động cơ một chiều có chổi than

Hiện nay, để điều khiển động cơ một chiều (DC motor), có rất nhiều phương pháp được đưa ra. Với sự ra đời của vi xử lý, bộ điều khiển số dần thay thế các bộ điều khiển tương tự truyền thống bởi nhiều ưu điểm. Về bộ điều khiển số, có rất nhiều phương pháp được đề nghị như: PID số, Fuzzy logic, Lyapounov,.. Tuy nhiên, chiếm hơn 70% bộ điều khiển trong công nghiệp là PID.