Tự Động Hóa

Cảm biến siêu âm báo mức.

Cảm biến siêu âm , Cảm biến siêu âm đo mức nước, cảm biến siêu âm đo khoảng cách, , Cảm biến siêu âm Italy.

Là loại cảm biến phát ra sóng siêu âm để nhận biết khoảng cách hiện tại là bao nhiêu để đưa ra tín hiệu tương tự 4-20mA/0-10VDC.

Được ứng dụng trong việc đo mức nước, đo khoảng cách (từ đầu cảm biến đến  mặt nước, hoặc mặt phẳng bất kỳ, không phân biệt dạng vật liệu, môi chất, miễn là bề mặt đủ rộng cho cảm biến hoạt động. “Nhớ là phải vuông góc với mặt phẳng nhé”.

Cảm biến siêu âm báo mức

Cảm biến siêu âm

 

Cảm biến siêu âm báo mức.

 

– Nguồn cấp: từ 15-30VDC.

– Phạm vi: 50~400mm.

– Cấp độ bảo vệ: IP 67.

– Output: 0-10V/ 4-20mA /NPN/PNP-NO/NC.

– Thân: M18.

– Chính xác: 1%.

– Độ phân giải: 1mm.

– Thời gian đáp ứng: <50ms.

– Nhiệt độ: -20~60°C.

 

Phạm vi hoạt động Cảm biến siêu âm.

 

Phạm vi hoat động cảm biến siêu âm

Cảm biến siêu âm báo mức.

– Cảm biến hoạt động trong phạm vi từ 50~400mm, chúng ta có thể điều chỉnh và thay đổi phạm vị  này một các dễ dàng qua cách teach-in bên dưới.

– Khi sử dụng cảm biến điều quang trong nhất là chú ý đến bán kính của nó, nếu xung quanh có vật cản thì sẽ không hoạt động được.

 

Cảm biến siêu âm báo mức.

 

Cảm biến siêu âm báo mức

Cảm biến siêu âm báo mức.

Thông thường dây được kết nối như sau:

– Dây màu Nâu là cấp nguồn dương.

– Dây xanh cấp nguồn âm.

– Dây đen là dây ngõ ra analog- Dây trắng là Output NPN/PNP.

Cảm biến siêu âm báo mức.

– Cài đặt khoảng cách:

Đặt cảm biến vuông góc với mặt phẳng  (cài ngưỡng xa trước) sau đó nhấn nút một lần lúc này đã cài đặt được ngưỡng xa, sau đó di chuyển cảm biến lại gần và nhấn nút lần thứ hai, lúc này ngưỡng gần đả được cài đặt.

– Cài đặt đảo ngõ ra (4-20mA thành 20-4mA, NO or NC đối với NPN/PNP:

Nhấn nút và giữ trong vòng 8 giây, lúc này đèn vàng sẽ chớp liên tục, nhả nút nhấn ra, lúc này đèn led sẽ chớp 5 lần – vậy là xong.

Muốn đảo lại thì làm thao tác như trên.

Ngày nay tự động hóa ngày càng đóng vai trò quan trọng đời sống và công nghiệp, tự động hóa đã phát triển vượt bậc nhờ những tiến bộ của lý thuyết điều khiển tự động, tiến bộ của ngành điện – điện tử, Công nghệ thông tin…Chính vì vậy mà nhiều hệ thống điều khiển tự động ra đời, nhưng phát triển mạnh và có khả năng ứng dụng rộng rãi là Bộ điều khiển lập trình PLC.

Bộ điều khiển lập trình đầu tiên (Programmable controller) đã được những kỹ sư Công ty General Motor – Hoa Kỳ đã sáng chế và cho ra đời năm 1968.

Với các chỉ tiêu kỹ thuật nhằm đáp ứng các yêu cầu điều khiển:

• Dễ lập trình và thay đổi chương trình.

• Cấu trúc dạng Module mở rộng, dễ bảo trì và sữa chữa.

• Đảm bảo độ tin cậy trong môi trường sản xuất.

PLC đầu tiên ra đời 1968 tại Hoa kỳ

Tuy nhiên hệ thống còn khá đơn giản và cồng kềnh, người sử dụng gặp nhiều khó khăn trong việc vận hành và lập trình hệ thống. Vì vậy các nhà thiết kế – chế tạo từng bước cải tiến hệ thống trở nên đơn giản, gọn nhẹ, dễ vận hành hơn.

Để đơn giản hóa việc lập trình, hệ thống điều khiển lập trình cầm tay (Programmable controller Handle) đầu tiên được ra đời vào năm 1969. Điều này đã tạo ra sự thuận lợi và phát triển thật sự cho kỹ thuật lập trình điều khiển.

 

PLC sản xuất năm 1969

Trong giai đoạn này các hệ thống điều khiển lập trình (PLC) chỉ đơn giản nhằm thay thế hệ thống Relay và dây nối trong hệ thống điều khiển thời kỳ đầu. Qua quá trình vận hành, các nhà thiết kế đã từng bước tạo ra được một tiêu chuẩn mới cho hệ thống.

Đó là tiêu chuẩn: Dạng lập trình dùng giản đồ hình thang.

Sự phát triển của hệ thống phần cứng từ năm 1975 cho đến nay đã làm cho hệ thống PLC phát triển mạnh mẽ hơn với các chức năng mở rộng :

• Số lượng ngõ vào, ngõ ra nhiều hơn và có khả năng điều khiển các ngõ vào, ngõ ra từ xa bằng kỹ thuật truyền thông.

• Bộ lưu trữ dữ liệu nhiều hơn.

• Nhiều loại Module chuyên dùng hơn.

Trong những năm đầu thập niên 1970, với sự phát triển của công nghệ phần mềm, bộ lập trình điều khiển PLC không chỉ thực hiện các lệnh Logic đơn giản mà còn có thêm các lệnh về định thì, đếm sự kiện, các lệnh về xử lý toán học, xử lý dữ liệu, xử lý xung, xử lý thời gian thực..

 

PLC sản xuất năm 1970

Từ năm 1970 cho đến nay, bộ điều khiển lập trình PLC đã trở thành một thiết bị không thể thiếu trong công nghiệp tự động.

Các nhà thiết kế còn tạo ra kỹ thuật kết nối các hệ thống PLC riêng lẻ thành một hệ thống chung, tăng khả năng của từng hệ thống riêng lẻ. Tốc độ của hệ thống được cải thiện, chu kỳ quét nhanh hơn. Bên cạnh đó, PLC được chế tạo có thể giao tiếp với các thiết bị ngoại vi nhờ vậy mà khả năng ứng dụng của PLC được mở rộng hơn.

 

Những PLC phổ biến hiện nay (Idec, Mitsubishi, Siemen)

Ngày nay tự động hóa ngày càng đóng vai trò quan trọng đời sống và công nghiệp, tự động hóa đã phát triển vượt bậc nhờ những tiến bộ của lý thuyết điều khiển tự động, tiến bộ của ngành điện – điện tử, Công nghệ thông tin…Chính vì vậy mà nhiều hệ thống điều khiển tự động ra đời. Click vào để xem chi tiết nhé!!!

A – VAN ĐIỀU KHIỂN LÀ GÌ ?

Van điều khiển là tự động điều chỉnh áp suất và tỷ lệ dòng chảy. Nếu hệ thống nhà máy hoạt động lên đến ngưỡng cho phép và ở áp suất nhiệt độ kết hợp. Thì Tất cả các van điều khiển được lựa chọn sẽ tạo khả năng tương tác. Tuy nhiên, nếu không có các hệ thống vượt quá hạng mức thì điều này là không cần thiết.

Van điều khiển thường được sử dụng để kiểm soát, đoạn cuối của van thường là mặt bích để dễ bảo trì. Tùy thuộc vào hiệu suất mà van cung cấp. các đĩa được di chuyển bởi một thủy lực. khí nén, thiết bị truyền động điện hoặc cơ khí. Van điều tiết dòng chảy thông qua chuyển động của một plug valve liên quan đến cổng nằm bên trong thân van. Các plug van được gắn vào một thân van và được kết nối với các động cơ điều khiển.

B – SỰ CẦN THIẾT VAN ĐIỀU KHIỂN Honeywell TRONG HỆ THỐNG.

Quá trình xử lý của nhà máy gồm có hàng trăm, hàng nghìn hệ thống điều khiển liên kết thành mạng lưới với nhau. Mỗi một quá trình, sử dụng một hệ điều khiển để giữ cho một số quy trình quan trọng.

Nhằm đáp ứng được những thay đổi trong một phạm vi hoạt động. Cần thiết để đảm bảo chất lượng của sản phẩm cuối cùng.

Mỗi một vòng quy trình luôn tiềm ẩn những bất lợi ảnh hưởng đến quá trình sản xuất. Nguy cơ làm rối loạn và gây ảnh hưởng bất lợi đến quá trình xử lý. Để giảm ảnh hưởng các vấn đề trên, cần có các van điều khiển tự động để làm giảm nguy cơ đó.

Van điều khiển là gì ? Van điều khiển honeywell là tự động điều chỉnh áp suất và tỷ lệ dòng chảy. Rất nhiều câu hỏi xoay quanh Van điều khiển là gì ? một số lại nghĩ

Năm 1933 tập đoàn Omron đã thành lập với tên gọi công ty sản xuất điện Tateisi tại Osaka, Nhật Bản. Người sáng lập Omron Kazuma tateisi đã biến một nhà máy sản xuất nhỏ thành Omron hàng đầu về công nghệ như bây giờ.

 

Tính bền vững của tập đoàn Omron

Tính bền vững chính là đưa tất cả sứ mệnh và giá trị của Omron vào thực tiễn nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững của xã hội trên toàn cầu.  

Sứ mệnh của tập đoàn

Để cải thiện cuộc sống và đóng góp cho xã hội ngày một bền vững chính là giải quyết các vấn đề xã hội thông qua kinh doanh. Người sáng lập Omron đã nói rằng: “một công ty có giá trị nhất khi nó đóng góp cho xã hội ngòi việc theo đuổi lợi nhuận”.  Chính những điều này là nền tảng tạo ra những giá trị mà Omron có được. Hãy là những người tiên phong trong việc tạo ra các giải pháp truyền cảm hứng cho tương lai.

 

Chiến lược dài hạn của tập đoàn

Để có một tương lai tươi sáng hơn, Omron đã đưa ra những chiến lược đầy táo bạo trước những vấn đề của thế giới được gọi là “giá trị thế hệ 2020 (VG2.0)” được công bố vào năm 2011 và đặt mục tiêu trở thành “người tạo ra giá trị có chất lượng vượt trội cho con người và trái đất ”.  

VG2.0 được chia thành 2 giai đoạn riêng biệt nhằm mục đích giải quyết các vấn đề xã hội phát sinh từ một xã hội toàn cầu trải qua những thay đổi cơ bản trên một quy mô hoàn toàn khác chưa từng thấy.

VG2.0  tập trung vào 4 lĩnh vực: tự động hóa nhà máy, chăm sóc sức khỏe, di động và quản lý năng lượng dựa trên sự phát triển của công nghệ “cảm biến và kiểm soát” cốt lõi của Omron.

Beeteco tự hào phân phối những sản phẩm chất lượng của Omron đến thị trường Việt Nam

Bộ nguồn Omron: có chất lượng và độ tin cậy cao, nâng cao khả năng chống nhiễu từ bên ngoài giúp thiết bị hoạt động ổn định. Nguồn Omron được sử dụng rộng rãi trong nhiều ứng dụng tại nhà máy tự động hóa

Relay Omron với thiết kế thông minh và chất lượng vượt trội đem đến cho khách hàng sự yên tâm khi sử dụng. Sản phẩm đặc biệt có vỏ bên ngoài trong suốt có thể quan sát hoạt động dễ dàng.  Relay Omron được sử dụng rộng rãi trong ngành thép, Sản xuất linh kiện điện tử, sản xuất hàng tiêu dùng, giấy, gỗ, nhựa…

Nhật phát triển robot cứu hộ thảm họa thiên nhiên thế hệ mới

Đại học Kyoto, Nhật Bản ngày 23/5 đã cho ra mắt robot cứu hộ có thể tìm kiếm và cứu hộ người bị mắc kẹt trong các tòa nhà do thảm họa thiên nhiên.

Robot này có tên Fuhga, chiều cao 25cm và bề rộng 60cm, được thiết kế các bộ phận giống như tay chân người, giúp robot có thể nắm giữ mọi người khi cứu hộ.

Robot này được phòng nghiên cứu của giáo sư Fumitoshi Matsuno ở Đại học Kyoto chế tạo, vừa giành giải trong cuộc thi “Robo Cup Nhật Bản mở rộng năm 2017 hồi đầu tháng Năm.

Robot Fuhga tại buổi giới thiệu

Giáo sư Matsuno bắt đầu nghiên cứu chế tạo loại robot này sau vụ một sinh viên của ông bị mất tích trong trận động đất mạnh 6,8 độ richter ở thành phố cảng Kobe, miền Tây Nhật Bản hồi tháng 1/1995, tàn phá trên diện rộng và cướp đi sinh mạng của ít nhất 6.400 người.

Giáo sư Matsuno hiện muốn triển khai loại robot này để phục vụ các hoạt động cứu hộ tại nhà máy điện nguyên tử Daiichi Fukushima tại thành phố Fukushima – khu vực đã bị phá hủy nặng nề trong thảm họa động đất và sóng thần tháng 3/2011.

Trước đó, phòng thí nghiệm này cũng đã chế tạo một loại robot được dùng để tiếp cận vào sâu các khu vực bị tàn phá trong thảm họa năm 2011 nêu trên.

Nhật Bản thường xuyên phải hứng chịu các trận động đất, thậm chí là sóng thần gây thiệt hại rất lớn về người và vật chất. Điều này đã thúc đẩy Nhật Bản trong nhiều năm qua đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu chế tạo robot nhằm phục vụ các hoạt động cứu hộ trong nhiều hoàn cảnh thiên tai và địa hình.

Nguồn: vietnamplus.vn

Đại học Kyoto, Nhật Bản ngày 23/5 đã cho ra mắt robot cứu hộ có thể tìm kiếm và cứu hộ người bị mắc kẹt trong các tòa nhà do thảm họa thiên nhiên.

HANYOUNG NUX có trụ sở chính đặt tại Incheon (Hàn Quốc). Đây là thương hiệu toàn cầu trong việc sản xuất và phân phối thiết bị điện công nghiệp – điện tự đông. Thương hiệu HANYOUNG NUX đã có mặt tại thị trường Việt Nam trong nhiều năm thông qua các công ty nhập khẩu và phân phối thiết bị điện công nghiệp.

Ông Ok Seung Yup, Giám đốc công ty cho biết, Hanyoung Nux có khoảng hơn 100.000 sản phẩm được ứng dụng hiệu quả trong lĩnh vực điện công nghiệp – điện tự động. Sản phẩm của công ty hiện nay đã và đang được được sử dụng rộng rãi tại thị trường Việt Nam trong hầu hết các lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp.

Hanyoung Nux có khoảng hơn 100.000 sản phẩm được ứng dụng hiệu quả trong lĩnh vực điện công nghiệp – điện tự động

 

Hanyoung và thị trường công nghiệp tại Việt Nam

Nghiên cứu về tình hình sản xuất công nghiệp tại Việt Nam, ông Ok cho rằng, chỉ số sản xuất công nghiệp của Việt nam luôn đạt được độ tăng trưởng hàng năm. Tình hình thương mại về xuất khẩu hàng công nghiệp và nhập khẩu đối với nhóm hàng hóa phục vụ cho tự động hóa sản xuất cũng gia tăng mạnh. Vì thế Hanyoung Nux coi đây là cơ hội để phát triển.

Trong thời gian tới, Hanyoung Nux muốn đẩy mạnh quá trình hợp tác nghiên cứu với các hiệp hội tự động hóa, các trường đại học để đưa ra thêm nhiều giải pháp hay trong lĩnh vực tự động hóa. Ngoài ra, Hanyoung Nux muốn xây dựng một hệ thống phân phối rộng khắp Việt Nam để có thể cung cấp những sản phẩm chất lượng và những giải pháp hiệu quả nhất đến khách hàng.

Để đạt dược mục tiêu này, một trong những hoạt động cần được Hanyoung Nux đẩy mạnh là tham gia các triển lãm chuyên ngành công nghệ. Trước đây, công ty thường giới thiệu sản phẩm của mình tại các kỳ triển lãm thông qua các nhà nhập khẩu và phân phối thiết bị công nghiệp. Hanyoung Nux sẽ tham gia vào triển lãm Expo 2017 và tập trung vào các giải pháp về vấn đề điểu khiển nhiệt độ và đo đếm sản lượng. Cụ thể là các bộ điều khiển nhiệt độ đa kênh, bộ điều khiển nhiệt độ khả trình, bộ đêm..…

Thương hiệu HANYOUNG NUX đã có mặt tại thị trường Việt Nam trong nhiều năm thông qua các công ty nhập khẩu, phân phối thiết bị điện công nghiệp và Beeteco cũng là một nhà phân phối các thiết bị Hanyoung Nux (Hàn Quốc)

A, Giải pháp IIoT Honeywell

Ngày 20/9 vừa qua, Honeywell UOP (nhà cung cấp hàng đầu thế giới về công nghệ xử lý, chất xúc tác, chất hấp thụ, thiết bị và dịch vụ tư vấn cho ngành lọc dầu, hóa dầu và xử lý khí gas) giới thiệu các Dịch vụ hiệu suất kết nối mới (Connected Performance Services – CPS).

Thông qua việc thúc đẩy Internet Vạn vật cho ngành công nghiệp. CPS cho phép các nhà máy lọc hóa dầu và xử lý khí gas nâng cao hiệu quả sản xuất.

 

B, Dịch vụ CPS

CPS là một dịch vụ phần mềm trên nền tảng điện toán đám mây. Liên tục theo dõi các luồng dữ liệu của nhà máy như xác định nhân tố hoạt động yếu kém. Dự báo các sự cố thiết bị và vấn đề vận hành nảy sinh.

Giám sát và hỗ trợ quản lý năng lượng để từ đó thông báo tới nhân sự nhà máy và đưa ra khuyến nghị vận hành cụ thể. Nhờ đó mà dịch vụ CPS giúp tối ưu hóa việc sử dụng tài sản và khoảng cách. Về chuyên môn, nảy sinh khi các nhà máy phát triển đến mức độ phức tạp còn những kỹ sư có kinh nghiệm đều đến tuổi nghỉ hưu.

Các dịch vụ CPS là một phần của hệ sinh thái IIoT do Honeywell kiến tạo. Với mục tiêu cho phép người dùng cuối khai thác công nghệ IIoT. Để khai thác chuyên môn sâu của Honeywell UOP và các nhà cung cấp, các đối tác hàng đầu khác.

 

C, Đúc kết từ kinh nghiệm

ông Zak Alzein, Phó Chủ tịch phụ trách CPS nói.

“Những vấn đề khiến nhà máy hoạt động kém hiệu quả hay kém năng suất. Trước đây vốn không thể phát hiện ra trong suốt nhiều tuần hoặc nhiều tháng liền. Nay đã có thể xử lý nhanh chóng và chủ động.

Những vấn đề từng khiến chúng ta mất nhiều ngày để quyết định, giờ chỉ cần vài tiếng đồng hồ. Với nhiều nhà máy, việc tránh được thời gian chết và hiệu suất dưới mức tối ưu. cùng với tính linh hoạt tăng lên có thể đáng giá tới hàng triệu đô mỗi năm.”,

Nền tảng CPS của Honeywell UOP được thiết kế dựa trên trải nghiệm người dùng, với giao diện thực tế dễ đọc hiểu. Hệ thống này vận hành liên tục với các bảng điều khiển điện tử, từ đó cung cấp một cách nhanh chóng.

Nguồn: Automation.net.vn

Ngày 20/9 vừa qua, Honeywell UOP (nhà cung cấp hàng đầu thế giới về công nghệ xử lý, chất xúc tác, chất hấp thụ, thiết bị và dịch vụ tư vấn cho ngành lọc dầu, hóa dầu và xử lý khí gas) giới thiệu các Dịch vụ hiệu suất kết nối mới (Connected Performance Services – CPS), Dịch vụ CPS …. Giới thiệu giải pháp IIoT

TP.HCM sắp có chuyên gia về robot, tự động hóa

Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ 100 triệu Yên không hoàn lại; để đào tạo và phát triển đội ngũ chuyên gia về hệ thống robot và tự động hóa (TĐH) cho TP.HCM nói riêng các doanh nghiệp Việt Nam nói chung.

Trung tâm đào tạo SHTP

Đào tạo chuyên gia robot.

Trung tâm đào tạo Khu Công nghệ cao TP.HCM (SHTP) vừa đưa vào hoạt động xưởng thực hành TĐH từ nguồn vốn do JICA tài trợ nêu trên. Xưởng gồm có 4 hệ thống thực hành cơ điện tử và TĐH và 4 robot công nghiệp với nguồn vốn đầu tư gần 41 triệu Yên.

Thông qua nhà xưởng này, Công ty Cổ phần Toyooka (Nhật Bản) – đơn vị triển khai dự án tài trợ của JICA – sẽ triển khai đào tạo cho đội ngũ giảng viên của Trung tâm đào tạo SHTP; để đội ngũ này trở thành các chuyên gia đào tạo về cơ điện tử và robot tự động hóa trong tương lai ở Việt Nam.

Sau đó cùng trung tâm xây dựng và chuyển giao các chương trình đào tạo, tiến hành khảo sát các doanh nghiệp về nhu cầu đào tạo nhân lực và chuyển giao công nghệ robot tự động hóa để từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động cho các doanh nghiệp, tổ chức đào tạo cho đội ngũ lao động của các doanh nghiệp về lĩnh vực cơ điện tử và robot tự động hóa.

Theo ông Lê Hoài Quốc, trưởng ban quản lý SHTP, dự án này có những mục tiêu như: đào tạo chuyên gia về hệ thống robot và tự động hóa tại trung tâm đào tạo SHTP; khảo sát nhu cầu và năng lực sử dụng các hệ thống robot và tự động hóa trong các doanh nghiệp đang hoạt động trong SHTP, TP.HCM và các tỉnh lân cận. Ngoài ra, dự án này còn là cơ sở để chuyển giao công nghệ tiên tiến của Nhật Bản về lĩnh vực robot và tự động hóa cho các doanh nghiệp và các cơ sở nghiên cứu của Việt Nam trong tương lai.

“Mục tiêu của dự án này cũng là một trong những nhiệm vụ trọng điểm của SHTP về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để cung cấp và đáp ứng nhu cầu cấp thiết của các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao ở trong SHTP cũng như các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh lân cận”, ông Quốc nhấn mạnh.

TP.HCM sẽ có trung tâm công nghệ robot?

Theo ông Sakai Toshifumi, trưởng đại diện phía Nam của JICA Nhật Bản, một đất nước muốn hướng tới đạt được công nghiệp hóa, để chuyển hoán từ công nghiệp gia công hình thức tập trung lao động thì việc du nhập và phổ biến công nghệ chế tạo, gia công có độ tinh xảo cao là “điều không thể tránh được”.

“Nếu dự án có thể dùng các loại robot này để giới thiệu và phổ biến được công nghệ chế tạo, gia công độ tinh xảo cao tại Việt Nam, chúng tôi kỳ vọng việc chuyển hoán từ công nghiệp gia công tập trung lao động sang công nghiệp chế tạo sản phẩm công nghiệp có giá trị gia tăng sẽ có bước tiến lớn”, ông Sakai Toshifumi nhận định.

Các thiết bị tại trung tâm đào tạo SHTP

Ông Lê Hoài Quốc cho biết: “Thành công của dự án sẽ là tiền đề quan trọng để SHTP tiến đến thành lập một trung tâm đào tạo Việt – Nhật về công nghệ robot tự động hóa cho TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung trong tương lai”.Theo ghi nhận của chúng tôi, dự án là bước đầu trong chiến lược hợp tác lâu dài giữa SHTP với các đối tác có uy tín của Nhật Bản nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao tại TP.HCM và các tỉnh thành lân cận.

Ông Sakai Toshifumi cho biết thêm: “Việt Nam hiện đang có tổng cộng khoảng 80 dự án ODA của doanh nghiệp Nhật Bản, đây cũng là con số lớn nhất so với các nước khác trên thế giới. Điều đó thể hiện các doanh nghiệp Nhật Bản rất chú ý đến tính tăng trưởng tiềm năng, khả năng phát triển của Việt Nam.

JICA hy vọng nhờ các hoạt động liên tục này của các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ không chỉ giúp Việt Nam giải quyết được các vấn đề kinh tế xã hội mà còn tạo ra hiệu quả kinh tế giúp gia tăng việc tuyển dụng lao động địa phương và xúc tiến trao đổi kỹ thuật”.

Nguồn: nhipsongso.tuoitre.vn

TP.HCM sắp có chuyên gia về robot, tự động hóa. Các trang thiết bị đều được phía tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) hỗ trợ.

Với sự phát triển của thời buổi công nghệ thì các ứng dụng tự động hóa ngày càng được đưa nhiều vào cuộc sống để hỗ trợ cho con người xử lý công việc một cách nhanh chóng. Những phát minh ưu việc có thể dễ dàng thấy nhất là trong ngành công nghiệp, và các sản phẩm smarthome đã và đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới.

Tự động hóa là gì

Theo một cách nào đó ta có thể hiểu, tự động hóa hay nhiều người còn gọi là điều khiển tự động chính là việc sử dụng nhiều hệ thống điều khiển cho các thiết bị hoạt động như máy móc, lò xử lí nhiệt, máy bay,… Một số quy trình được hoàn toàn tự động. Hiểu đơn giản hơn, tự động hóa chính là việc làm cho các thiết bị, công cụ có khả năng tự hoạt động mà không có sự điều khiển, tác động trực tiếp của con người.

Nói về mặt từ ngữ, “tự động” chính là một hệ thống, bộ phận máy móc, thiết bị, dụng cụ nào đó có khả năng tự hoạt động mà không cần có sự điều khiển trực tiếp của con người. “Hóa” ở đây nghĩa là biến hóa làm thay đổi một hệ thống/ bộ phận máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ nào đấy

Kỹ sư bây giờ có thể có điều khiển số trên thiết bị tự động, kết quả là một phạm vi mở rộng nhanh chóng của các ứng dụng và các hoạt động của con người. Công nghệ máy tính hỗ trợ (hoặc CAx) bây giờ là cơ sở cho các công cụ toán học và tổ chức sử dụng để tạo ra các hệ thống phức tạp.

Hiện nay công nghệ tự động hóa tuy đã rất phát triển nhưng không thể để tự động hóa tất cả các nhiệm vụ mong muốn.

Những vấn đề thú vị xung quanh tự động hóa

Ưu điểm:

  • Tự động hóa góp phần vô cùng lớn trong việc tăng năng suất, thông lượng.
  • Cải thiện chất lượng, tăng khả năng dự báo về chất lượng.
  • Cải thiện quy trình sản phẩm dẫn đến thống nhất quy trình, tăng tính nhất quán của đầu ra.
  • Giảm chi phí nhân công trực tiếp và chi phí nhân lực.

Khó khăn khi tiến hành tự động hóa hiện nay

  • Một hệ thống tự động hóa có thể có một mức giới hạn của trí thông minh, và vì thế dễ bị phạm lỗi bên ngoài phạm vi. Việc này dẫn đến các mối đe dọa an ninh.
  • Vận hành phức tạp, đòi hỏi có chuyên môn và am hiểu sâu rộng về các thiết bị. Từ việc lắp đặt, lập trình hay cài các thông số của hệ thống đều cần những chuyên gia thực hiện mới có thể đảm bảo được sự chính xác, an toàn. Bảo trì hay sửa chữa cũng cần phải được tiến hành cẩn thận. Bên cạnh đó thì cũng có những thiết bị sử dụng rất dễ dàng, đơn giản.
  • Các nghiên cứu và phát triển chi phí của tự động hoá một quá trình có thể vượt quá chi phí tiết kiệm bằng cách tự động hóa bản thân.
  • Chi phí ban đầu cao: Việc tự động hóa của một sản phẩm hoặc thực vật thường đòi hỏi một sự đầu tư ban đầu rất lớn so với chi phí đơn vị sản phẩm, mặc dù chi phí tự động hóa có thể được lan truyền trong nhiều sản phẩm và thời gian.

Không thể phủ nhận tự động hóa đã và đang đóng một phần quan trọng trong đời sống con người hiện nay. Với sự phát triển của xã hội như hiện tại thì trong tương lai tự động hóa sẽ đóng vai trò chủ đạo trong mọi lĩnh vực trong cuộc sống.

PLC là gì? Thiết bị điều khiển lập trình được (khả trình) cho phép thực hiện linh hoạt các giải pháp điều khiển logic thông qua một ngôn ngữ lập trình. Người sử dụng có thể lập trình để thực hiện một loạt trình tự các sự kiện. Các sự kiện này được kích hoạt bởi tác nhân kích thích (ngõ vào) tác động vào PLC hoặc qua các hoạt động có trễ như thời gian định thì hay các sự kiện được đếm.

Khi được ích hoạt, bộ điều khiển lập trình sẽ liên tục “lặp” trong chương trình do “người sử dụng lập ra”, chờ tín hiệu ở ngõ vào và xuất tín hiệu ở ngõ ra tại các thời điểm đã lập trình.

Việc chế tạo ra PLC nhằm khắc phục những nhược điểm của bộ điều khiển trước đây (bộ điều khiển bằng relay) cũng như thỏa mãn các yêu cầu:

  • Ngôn ngữ lập trình dễ học, lập trình dễ dàng
  • Nhỏ gọn, dễ dàng bảo quản, sửa chữa.
  • Dung lượng bộ nhớ lớn, chứa được những chương trình phức tạp.
  • Giao tiếp được với các thiết bị thông minh khác: máy tính, nối mạng, các modul mở rộng – hoàn toàn tin cậy trong môi trường công nghiệp.
  • Mức giá cạnh tranh

PLC là gì? Nguyên lý hoạt động của PLC?

Bộ điều khiển cũ, sử dụng dây nối, relay, timer,… riêng bên ngoài để thực hiện giải thuật điều khiển

PLC là gì? Nguyên lý hoạt động của PLC?

Hệ thống điều khiển được thay thế bằng PLC

PLC và sự phát triển

Thiết kế đầu tiên là nhằm thay thế phần cứng (relay, timer, dây nối,…). Tuy nhiên, việc đòi hỏi tăng dung lượng bộ nhớ, tính dễ dàng nhưng vẫn đảm bảo tốc độ xử lý cũng như giá cả góp phần giúp người dùng quan tâm sâu sắc hơn đến việc sử dụng PLC trong công nghiệp…. Các tập lệnh từ logic đơn giản đến các lệnh đếm, định thời, thanh ghi dịch, các chức năng làm toán… dẫn đến sự phát triển của các bộ PLC có dung lượng lớn, I/O nhiều hơn

Trong PLC, phần cứng CPU và chương trình là đơn vị cơ bản cho quá trình điều khiển hoặc xử lý hệ thống. Chức năng mà bộ điều khiển cần thực hiện sẽ được xác định bởi một chương trình. Chương trình này được nạp sẵn vào bộ nhớ của PLC, PLC sẽ thực hiện việc điều khiển dựa vào chương trình này. Như vậy, nếu muốn thay đổi hay mở rộng chức năng của quy trình công nghệ, ta chỉ cần thay đổi chương trình bên trong bộ nhớ của PLC. Việc thay đổi hay mở rộng chức năng sẽ được thực hiện một cách dễ dàng mà không cần một sự can thiệp vật lý nào so với các bộ dây nối hay relay.

Cấu trúc bên trong của một PLC

Tất cả các PLC đều có thành phần chính là; Một bộ nhớ chương trình RAM bên trong (có thể mở rộng thêm một số bộ nhớ ngoài EPROM). Một bộ vi xử lý có cổng giao tiếp dùng cho việc ghép nối với PLC, các modul vào/ra.

Bên cạnh đó, một bộ PLC hoàn chỉnh còn đi kèm thêm một đơn vị lập trình bằng tay hay bằng máy tính. Hầu hết các đơn vị lập trình đơn giản đều có đủ RAM để chứa đựng chương trình dưới dạng hoàn thiện hay bổ sung. Nếu đơn vị lập trình là đơn vị xách tay, RAM thường là loại CMOS có pin dự phòng, chỉ khi nào chương trình đã được kiểm tra và sẵn sàng sử dụng thì nó mới truyền sang bộ nhớ PLC. Đối với các PLC lớn thường lập trình trên máy tính nhằm hỗ trợ cho việc viết, đọc và kiểm tra chương trình. Các đơn vị lập trình nối với PLC qua cổng RS232, RS422, RS458,…

Nguyên lý hoạt động của PLC

CPU điều khiển các hoạt động bên trong PLC. Bộ xử lý sẽ đọc và kiểm tra chương trình được chứa trong bộ nhớ, sau đó thực hiện thứ tự từng lệnh trong chương trình đóng hay ngắt cà đầu ra. Các trạng thái ngõ ra ấy được phát tới các thiết bị liên kết để thực thi và toàn bộ các hoạt động thi thi đó đều phụ thuộc vào chương trình điều khiển được giữ trong bộ nhớ.

PLC thiết bị được chế tạo để thay thế các nhược điểm của bộ điều khiển trước đây (điều khiển bằng relay) với dung lượng bộ nhớ lớn, thiết bị nhỏ gọn, dễ dàng lắp đặt và lập trình.

PLC là gì? Thiết bị điều khiển lập trình được (khả trình) cho phép thực hiện linh hoạt các giải pháp điều khiển logic thông qua một ngôn ngữ lập trình.

Zalo
Phone